Những người con của Abraham

.

Không thể hiểu được tường tận về một Trung Đông hiện tại nếu không biết về 3 tôn giáo lớn đã phát sinh ra ở nơi đây: Do Thái Giáo (Judaism), KiTô Giáo (Christianity) và Hồi Giáo (Islam). Ba tôn giáo này đã bắt rễ, có một cội nguồn tinh thần từ cùng một nhân vật là tổ phụ Abraham. Ba hình ảnh cao vời của 3 tôn giáo này là Moses, Chúa Giêsu Kitô và Muhammad. Tất cả đều là con cháu trực tiếp của giòng Abraham.

Abraham sinh ra tại thị trấn Ur thuộc miền Mesopotamia, là con của Terah, giòng giống Shem, con trai ông Noah. Sinh ra từ 4,000 năm trước, nhưng những ảnh hưởng của Abraham tại Trung Đông vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Là con cháu thuộc giòng giống Shem, con trai của ông Noah, Abraham và con cháu ông thuộc dân tộc Semitic. Trong Genesis 11 câu 14-16  cho thấy chắt của Shem là Eber là tổ phụ trực tiếp của Abraham. Do đó danh từ Hebrews là từ chữ Eber mà ra.

Abraham được gọi là “Cha của Niềm Tin” (Romans 4:11). Abraham nghe lời Chúa   rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn là thị trấn Ur di tản về thị trấn Haran như Stephen, vị tử đạo đầu tiên của thời Kitô giáo đã nói: “Thiên Chúa hiển vinh đã hiện ra với tổ phụ Abraham của chúng ta khi ông còn ở thị trấn Ur, trước khi về Haran, và nói với ông ‘Hãy bỏ xứ sở, bà con thân quyến và đến một nơi mà ta sẽ chỉ cho ngươi’ ”  (Acts 7:2-3).

Cả hai thị trấn Ur và Haran đều ở trong miền Mesopotamia, nằm giữa 2 con sông Euphrates và Tigris. Haran là nơi dừng chân đầu tiên của 2 ông bà Abraham và Sarah. Hai ông bà được Chúa đưa đến một miền đất mới, địa điểm quyết định làm thay đổi lịch sử của cả một vùng.

Chúng ta hãy coi cuộc di hành của Abraham (Genesis 12: 1-4)  sau khi cha ông là Terah qua đời. Đây là gương vâng lời Chúa một cách tuyệt đối, vô điều kiện. “Bấy giờ Chúa nói với Abram (tên của ông lúc đầu, sau này được biến đổi thành Abraham): ‘Hãy ra khỏi xứ sở của ngươi, xa rời gia đình, bỏ nhà bố mẹ và đi đến một nơi ta sẽ chỉ cho biết. Ta sẽ ban cho ngươi một quốc gia vĩ đại; Ta sẽ chúc phúc cho ngưoi và làm cho tên tuổi ngươi lẫy lừngi; ngưoi sẽ là người ban ơn phước cho muôn dân…’ Thế là Abram nghe lời Chúa và ra đi….”. Sách Hebrews 11:8 còn nói thêm:  “Và ông đi mà không cần biết là đi đâu”

Chúa đã làm việc với Abraham, dẫn dắt  ông và con cháu ông đến định cư ở đất Canaan mà sau này gọi là Đất Hứa hay  Đất Thánh. Nằm ngay ở ngã ba  Á Châu, Phi Châu và Âu Châu, nơi này hẳn là một vùng đất lý tưởng cho dân Chúa chọn, một dân tộc gương mẫu cho những dân tộc khác trên thế giới  (Deuteronomy 4: 5-8).

Khi đặt chân tới đất mới, Chúa hứa với Abraham là sẽ cho con cháu ông đất đai (Genesis 12:7).  “Và Chúa nói với Abram,…..‘Bây giờ hãy ngửa mặt lên và nhìn về tứ phía: Đông, Tây, Nam, Bắc; Ta cho ngươi và con cháu ngươi tất cả đất đai mà ngươi nhìn thấy cho đến muôn đời’ “ (Genesis 13:14-15).

Chúa phán thêm: “ Ta sẽ ban cho ngươi con cháu đầy đàn nhiều như sao trên trời như cát dứơi biển (Verse 16). Đặc biệt, sau này Chúa lại đổi tên Abram thành Abraham (Genesis 17:5). Abram có nghĩa là “Người Cha đáng tôn vinh”;  còn Abraham có nghĩa là “Cha của muôn dân”. Chúa phán “Ta sẽ ban cho ngươi có rất nhiều con cháu, và từ đó sẽ nảy sinh ra nhiều quốc gia và các vua chúa sẽ từ ngươi  mà ra” (Verse 6).

Lúc đó những lời tiên tri này có vẻ khôi hài đối với Abraham, vì Sarah, vợ ông đã hiếm muộn không thể sinh con được. Sự hiếm muộn của Sarah lúc bấy giờ có ý nghĩa thật là quan trọng trong việc phát triển một Trung Đông hiện đại.

Chúa lại hứa với Abraham (theo như Genesis 15:4) là ông sẽ có con để nối dõi tông đường: “người này sẽ sinh ra do chính thân xác ngươi”. Nóng lòng chờ đợi, Sarah bèn biểu  Abraham lấy Hagar là nàng hầu người Ai Cập làm vợ để mà có con. Việc này xẩy ra sau khi Abram đã định cư ở Canaan được 10 năm rồi” (Genesis 16:1-3)

CON TRAI ĐẦU LÒNG CỦA ABRAHAM:  ISHMAEL 

Thế là ông Abraham lấy Hagar làm vợ và nàng thụ thai. Khi Sarah thấy Hagar có thai thì  tỏ ra ghen ghét (Genesis 16:4). Tình cảm liên hệ giữa hai người trở nên lủng củng và Hagar bèn bỏ ra đi.

Nhưng Hagar nghe tiếng Chúa phán phải trở lại. Tiếng Chúa lại quả quyết với Hagar rằng con trai nàng sẽ có nhiều con cháu có những nét đặc biệt sẽ biểu hiện rõ ràng trong suốt chiều dài lịch sử:  “Ta sẽ làm cho con cháu ngươi sinh sôi nảy nở nhiều vô kể….Ngươi đang mang thai và sẽ sinh một con trai và đặt tên nó là Ishmael nghĩa là ‘Chúa Nghe’, bởi vì Chúa đã đang lắng nghe nỗi thống khổ của ngươi. Nó sẽ như ‘một con lừa hoang giã’; tay nó sẽ chống đối mọi người, và tay mọi người sẽ chống lại nó. Nó sẽ sống trong thù hận với tất cả anh em nó ”. (Verse 10-12, New international Version)

Sự miêu tả về con cháu của Hagar có ý nghĩa rất đặc biệt, bởi vì nhiều người Ả Rập bây giờ là dân Ishmaelites, con cháu của Ishmael mà cha họ là Abraham. Muhammad, vị sáng lập ra Hồi Giáo cũng từ Kedar mà ra, một trong 12 người con trai của Ishmael  (tiếng Ả Rập là Ismail). Ngày nay 22 quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi là những quốc gia Ả Rập mà phần đông dân chúng theo đạo Hồi. Ngoài ra còn 35 quốc gia là thành viên của Liên Hiệp Hồi Giáo mà đa số những nước này có chính phủ Hồi Giáo nhưng dân chúng thì thuộc nhiều chi tộc khác nhau.

Trước khi con cháu Ishmael đến ở vùng đất này thì chữ ARAB được dùng để chỉ những dân tộc ở bán đảo Arabia. Ngày nay người Ả Rập và ngôn ngữ của họ bao trùm cả một vùng rộng lớn.

Lời tiên tri Chúa nói với Hagar vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ cho đến bây giờ. Tiên đoán ví Ishmael  như một “con lừa hoang giã” thực ra không có ý xúc phạm. Lừa hoang giã  là một con vật thuộc loại quí hiếm, sang cả hơn các loại thú vật khác trong xa mạc mà các tay săn chuyên nghiệp rất ưa thích. Như vậy lời tiên tri ám chỉ con cháu Ishmael sẽ có cuộc sống oai hùng của con lừa hoang giã,  đời sống tự do hào hùng cao cả nơi xa mạc.

Tương tự như vậy, “Tay nó sẽ chống đối mọi người và tay mọi người sẽ chống lại nó” nói lên tinh thần độc lập, bất khuất của con cháu Ishmael không bao giờ để ngoại bang thống trị.  “Nó sẽ sống trong thù hận với tất cả anh em nó” thì điều này lại hiển hiện rõ nét trong lịch sử hiện đại: Hận thù giữa những người Ả Rập với nhau,  giữa nhưng người Ả Rập và những người con khác của Abraham.

CON TRAI THỨ CỦA ABRAHAM: ISAAC 

Khi Ishmael lên 14 tuổi thì Chúa lại chúc phúc cho Abraham sẽ sinh một con trai nữa, nhưng lần nay sẽ do vợ chính là Sarah sinh đẻ. Chúa truyền đặt tên nó là Isaac, nghĩa là “tiếng cười”, bởi vì khi được tin  sẽ có con vào tuổi xế chiều, hai ông bà bán tin bán nghi phát phì cười. Tuy nhiên đó cũng là niềm vui mà đứa trẻ sẽ mang lại cho hai ông bà. (Genesis 17: 17-19; 18: 10-15; 21:5-6).  Đến lượt Isaac sinh ra Jacob và đặt tên là Israel là tổ phụ của dân Israel.. Như vậy con cháu của Ishmael và của Isaac là anh em bà con với nhau.

“Khi Isaac lớn lên và thôi sữa thì ông Abraham làm một bữa tiệc mừng thôi sữa. Bấy giờ Sarah thấy Ishmael cười giễu thì bèn nói với Abraham ‘đuổi mẹ con Hagar / Ishmael đi, bởi vì con của nô lệ không thể là con thừa tự cùng với con chính thức là Isaac được’ ”  (Genesis 21:8-10).

Abraham cảm thấy khó chịu, bởi vì ông đã nuôi nấng và yêu thương Ishmael. “Nhưng Chúa đã nói với Abraham…….Bất cứ điều gì Sarah nói với ngươi thì nên nghe theo lời bà, bởi vì trong Isaac hạt giống của ngươi đã được chọn” (Verse 12). Nhưng rồi Chúa cũng nói với Abraham là: “ Tuy nhiên ta cũng sẽ ban cho Ishmael một quốc gia, bởi vì nó cũng là hạt giống của ngươi” (Verse 13). “Như vậy Chúa cũng che chở nuôi dưỡng Ishmael cho nó lớn khôn và sinh sống trong hoang địa…” (Verse 20)

Không thể khắt khe nói rằng Ishmael ghét bỏ Isaac được. Bởi vì sau 14 năm sống với cha, được nuông chiều là con một, bất ngờ Isaac xuất hiện đã làm thay đổi tình cảm liên hệ giữa Ishmael và cha Abraham. Từ đó Ishmael cảm thấy đố kỵ và ganh đua với Issaac, người em cùng cha khác mẹ, một loại cảm  tính  sống còn của con người, của các bộ lạc, của một quốc gia / dân tộc lưu truyền thế hệ này qua thế hệ nọ qua nhiều thế kỷ mà cho đến nay nó vẫn ảnh hưởng đến sắc thái chính trị ở Trung Đông bây giờ.

 

HAI NGƯỜI CON CỦA ISAAC: JACOB VÀ ESAU 

Thế là những lộn xộn hục hặc trong gia đình bắt đầu xẩy ra. Đến lúc Rebekah, vợ Isaac sinh hai người con trai sinh đôi là Jacob và Esau. Sách Genesis thuật lại là: trước khi chào đời “hai đứa đã cùng nhau phấn đấu trong bụng mẹ” (Genesis 25: 22) Chúa thì cắt nghĩa là: “Có hai quốc gia trong bung ngươi; hai đứa sẽ tách biệt ra khỏi thân xác ngươi, một đứa mạnh một đứa yếu, đứa ra trước sẽ phục vụ đứa ra sau” (Verse 23). Cả hai anh em đứa nào cũng tạo lập được một quốc gia vĩ đại do ơn phúc của Chúa.

Bình thường thì con cả được quyền thừa kế, nhưng ở đây có sự khác biệt. Kinh thánh ghi rằng Esau đã bán quyền thừa kế của mình cho Jacob với một chén đậu hầm (Verses 29-34). Việc này chứng tỏ quyền thừa kế đối với Esau chẳng là gì cả. Vậy mà sau này Jacob đã đánh lừa cha xin ban cho mình quyền thừa kế. (Chapter 27). Vì thế mà Esau sinh thù ghét Jacob (Verse 41)

Đây là đầu mối đưa đến những hậu quả trầm trọng  sẽ kéo dài mãi mãi sau này và tồn tại cho đến ngày nay.

Khi mà các con cháu của Esau (còn gọi là Edom, Genesis 25:30) kết nghĩa vợ chồng với con cháu của Ishmael thì sự hận thù đắng cay đối với con cháu của Jacob lại càng sâu đậm rõ nét qua nhiều thế kỷ. Cháu nội của Esau là Amalek (Genesis 36: 12) sau này là tổ phụ của dân Amakelites lại trở thành kẻ thù cay đắng không đội trời chung với con cháu của Jacob tức 12 chi họ Israel. Lời tiên tri về một chiến tranh giữa hai anh em sẽ kéo dài vô hạn từ thế hệ này sang thế hệ khác quả không sai. ((Exodus 17: 16). Nhiều học giả tin rằng đa số dân Palestines ngày nay là con cháu của giòng Amakelites.

Bài kế tiếp chúng tôi sẽ trình bày về những thăng trầm của 12 chi họ Israel.

Pace Island, Florida  28 Sept. 2006

Tác giả: Nguyễn Tiến Cảnh, MD.

Posted in Uncategorized | Tagged , , , | Leave a comment

Những thăng trầm của ISRAEL

Những thăng  trầm của ISRAEL

Điều quan trọng và đặc biệt nhất chúng ta thấy trong sách Isaiah 46: 9-10 là tuyên cáo chỉ có một Thiên Chúa. “…Vì Ta là Thiên Chúa, không có Thiên Chúa nào khác. Ta là Thiên Chúa và không có Thiên Chúa nào giống như Ta. Ta đã tuyên bố ngày tận cùng ngay từ lúc khởi thủy, từ thời xa xưa lúc mà mọi điều chưa được thực hiện. Ta nói ý định của ta sẽ thành và Ta sẽ thực hiện những điều Ta muốn…”

Ở đây Chúa không chỉ nói rằng Chúa “cho ta biết” tương lai, nhưng Chúa còn cho biết Chúa có quyền lực “làm cho nó xẩy ra”.

Không có chỗ nào rõ ràng hơn những lời Chúa đã nói với Abraham và đã xẩy ra cho con cháu Abraham qua tới con cháu của Jacob cùng 12 chi họ Israel.

Lời Chúa hứa với Abraham là Sarah, vợ ông sẽ sinh con trai đặt tên là Isaac (Genesis 17: 19-21; 21: 1-3). Isaac sẽ sinh ra hai người con trai sinh đôi là Jacob và Esau (Genesis 25: 19-26). Jacob có 12 người con trai từ đó phát khởi ra 12 chi họ Israel. Cứ thế mà tiếp tục sinh con đàn cháu đống nhiều vô kể…

TIÊN TRI VỀ  VIỆC  THÀNH  LẬP  MỘT QUỐC  GIA  

Mặc dù đã hứa cho Abraham và con cháu một quốc gia vĩ đại (Genesis 12: 1-4), nhưng trước khi có quốc gia này, trước cả khi ông Abraham chưa có con cái gì hết, Chúa đã cho Abraham biết là con cháu ông sẽ phải kinh qua một tiến trình “khai sinh” rất đặc biệt. Dân tộc ông sẽ bị ngoại bang bắt làm nô lệ trước khi phát khởi xây dựng một đất nước riêng của mình.

Chúng ta thấy những lời tiên tri này trong sách Genesis 15: 13-14: “ Hãy nhớ rằng con cháu ngươi sẽ là kẻ xa lạ trong miền đất không phải là của ngươi. Chúng sẽ phải làm nô lệ người ta và người ta sẽ hành hạ chúng 400 năm. Ta sẽ xét sử quốc gia đã bắt con cháu ngươi làm nô lệ. Nhưng sau này con cháu ngưoi sẽ thoát khỏi nơi đó và có nhiều của cải.”

 Chúng ta thấy điều này ám chỉ những việc được viết trong sách Xuất Hành (Exodus). Những biến cố chồng chất nối đuôi nhau đã xẩy ra đúng như lời tiên tri trong sách Genesis 37-50 và Exodus 1-14.

Mặc dù sách Xuất Hành / Exodus là một trong những sách được nhiều người biết nhất, nhưng những biến cố xẩy ra đưa tới vấn đề thì lại không được hiểu hay cắt nghĩa một cách chính xác. Joseph, con cưng của Jacob bị các anh em, vì ganh ghét đem bán làm nô lệ để rồi sau cùng trôi dạt về Ai Cập (Genesis 37). Ở đó qua nhiều biến cố và được Chúa gìn giữ ban ơn phúc, Joseph đã phấn đấu và lạ lùng thay ông đã nắm được một địa vị cao nhất trong triều đình Ai Cập lúc bấy giờ. (Chapters 39-41)

Khi nạn đói hoành hành trong toàn vùng, gia đình Joseph di tản qua Ai Cập và nhờ có đầu óc biết lo xa, Joseph đã tích trữ lúa gạo đầy đủ để có thể sống qua khỏi thời kỳ đói. (Chapters 42-47). Joseph cũng nhận ra là có Chúa luôn luôn ở bên cạnh gìn giữ lúc hiểm nguy nên cả gia đình ông không bị ảnh hưởng nạn đói để những lời tiên tri của Chúa được ứng nghiệm. (Genesis 50: 19-20)

12 người con trai của Jacob –tổ tiên của 12 chi họ Israel- đã phấn đấu cố vươn lên ở Ai Cập (Exodus 1: 1-7). Nhưng lúc bấy giờ vua Ai Cập mới lên ngôi không biết đến Joseph (Verse 8). Nhà vua và triều đình cảm thấy bị đe dọa vì dân số Israel tăng quá đông nên đã bắt làm nô lệ và “hành hạ dân Israel khiến đời sống họ bị cơ cực đắng cay vô cùng” (Verse 14).

Chúa đã chọn gọi một người trong số 2 người con của những người nô lệ là Moses. Lạ lùng thay Moses đã trở thành hoàng tử Ai Cập, nhưng sau này ông đã từ bỏ ngai vàng để dẫn dắt dân Israel thoát cảnh tù đày nô lệ. Chúa đã báo cho Moses: “Ta là Chúa của cha ngươi –Chúa của Abraham, của Isaac và của Jacob”.(Exodus 3: 6)

Chúa đã để cho mọi sự xẩy ra đúng như những điều Chúa muốn làm với Moses và đồng bào của ông: “Ta đã nhìn thấy dân ta bị đàn áp ức hiếp ở Ai Cập và Ta đã nghe thấy tiếng kêu than của họ. Ta đã thấu hiểu nỗi thống khổ của họ. Do đó Ta đã đến để cứu họ khỏi tay người Ai Cập và đem họ đến miền đất lành rộng lớn, một miền đất phì nhiêu sữa và mật ong chảy đầy tràn như suối….Do đó, hãy đến và Ta sẽ gửi ngươi cho vua Pharaoh và nhờ đó ngươi có thể dẫn dắt dân ta, những người con của Israel ra khỏi đất Ai Cập” (verses 7-10).

Việc Chúa làm thì rất kinh ngạc, chứng tỏ Chúa thực sự đã làm phép lạ để cứu dân Israel khỏi tay của siêu cường bạo lực thời đó. Mười thiên tai khủng khiếp và Biển Đỏ phân đôi rất lạ lùng để cứu dân Israel. Lời tiên tri Chúa thực đã ứng nghệm từng chi tiết nhỏ. Chúa đã hứa với Abraham rằng “Con cháu ngươi sẽ thoát khỏi nô lệ và có rất nhiều của cải” (Genesis 15: 14; Exodus 11: 2; 12: 35-36).

 

ISRAEL NƠI MIỀN ĐẤT  HỨA 

Tiếp theo sau những phép lạ giải thoát dân Israel khỏi đất Ai Cập là thời kỳ 40 năm nơi  hoang địa, cuộc chinh phục Đất Hứa và thời kỳ xét xử dân Israel. Có rất nhiều lời tiên tri nhỏ đặc biệt đã ứng nghiệm trong thời kỳ này như đã thấy ghi trong các sách Exodus, Numbers, Deuteronomy, Joshua và Judges.

 Nói đến chế độ quân chủ  của Israel, thì phải nói đến triều đại vua David, triều đại nổi danh nhất, thuộc chi họ Judah đã được nói đến từ mấy trăm năm trước, khi mà dân Israel vẫn còn  ở Ai Cập. (Genesis 49: 8, 10). Giống như nhiều lời tiên tri khác, lời tiên đoán này được hiểu với 2 ý. Một ý cụ thể như đã nói trên, một ý nữa là sẽ có một đấng thiên sai Messiah, tức Chúa Giêsu Kitô, cũng thuộc chi họ Judah (Hebrews 7: 14) sẽ xuống trần để cứu chuộc nhân loại.

Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi không bàn  đến những lời tiên tri đã được báo trước và ứng nghiệm trong nhiều thế kỷ khi những vương quốc Israel và Judah còn tồn tại, nhưng chỉ nói đến những biến cố rất đặc biệt thôi.

Sau khi vua David, -còn gọi là  vua liêm chính- qua đời thì con là Solomon lên nối ngôi. Solomon đã thừa hưởng một gia sản huy hoàng của vua cha khôn ngoan và khiêm tốn, một triều đại an bình, thinh vượng  và  quyền uy được Chúa ban ơn chúc phúc (1Kings 3: 11-13). Ở triều đại này, tất cả mọi chi họ Israel đều đoàn kết, cùng nhau một lòng kiến tạo đất nước hưng thịnh, hùng mạnh,  thống trị toàn vùng, sơn hà hiệp nhất.

Nhưng bất hạnh thay,  Solomon, dù biết việc phải làm, nhưng ông đã thay lòng đổi dạ, thay vì chỉ thờ có một Thiên Chúa duy nhất thì ông lại bắt chước dân ngoại, quay ra thờ ngẫu tượng. (1Kings 11: 4-8).

 

ANH EM CHIA RẼ: VƯƠNG QUỐC BỊ XÉ ĐÔI 

Những chọn lựa sai lầm bệnh hoạn của Solomon đã đưa vương quốc của ông vào con đường không có lối thoát. Vì tội lỗi của Solomon nên Chúa đã tuyên phán là sẽ xé cắt vương quốc và cho một người trong hàng tôi tớ. (Verses 11-13). Thực vậy, đa số dân chúng đã tách ra khỏi vương quốc đi theo phe đối nghịch, chỉ còn một số nhỏ ở lại với  con của Solomon và giòng họ vua David..

Chỉ vài năm sau khi Solomon băng hà thì lời tiên tri này đã  được ứng nghiệm. Đa số thần dân tách biệt ra khỏi vương quốc đi theo lãnh tụ Jeroboam trấn thủ phía Bắc lập thành vương quốc Israel. Số còn lại đi theo Rehoboam, người kế vị Solomon chiếm cứ miền Nam và lập thành vương quốc Judah  (1Kings 12;  2 Chronicles 10-11). Từ đó hai bên trở thành đối thủ và  thù nghịch nhau ròng rã suốt 2 thế kỷ.

Nhiều người cho rằng dân Do Thái / Jews và dân Israel / Israelites  là một và giống nhau. Nhưng thực tế không phải vậy. Lịch sử và Thánh Kinh cho thấy đó là 2 vương quốc riêng biệt: Vưong quốc Israel và vương quốc Judah, ( Danh xưng Jew từ chữ Judah mà ra). Đây  là lần đầu tiên ta thấy chữ JEWS xuất hiện trong Kinh Thánh (2Kings 16:5-6), nói về Israel đã liên minh với một vua khác để đánh nhau với Do Thái / Jews.

Vua đầu tiên của Israel là Jeroboam đã cấp kỳ tôn thờ ngẫu tượng, pha trộn những nghi thức tôn giáo chính và tà giáo với nhau trong khi tế lễ.  Do đó vương quốc Israel phía Bắc đã không thể khá lên được. (1Kings 12: 26-33). Thiên Chúa đã sai nhiều tiên tri đến để cảnh cáo các vua của Israel, yêu cầu họ mau trở về với Chúa nếu không thì đất nước sẽ bị tiêu giệt.

Tiên tri đầu tiên là Ahijah đã cảnh giác, báo cho hoàng hậu biết: “ Chúa sẽ trừng phạt Israel  như cây sậy  vật vờ trong nước. Người sẽ bứng Israel ra khỏi miền đất lành phì nhiêu mà Người đã ban cho cha ông các ngươi, rồi phân tán các ngươi về phía bên kia sông…(1Kings 14: 15).

Đây là lời cảnh cáo vương quốc phía Bắc / Israel rõ ràng nhất nếu họ không chịu ăn năn thống hối trở lại. Họ sẽ bị bắt bớ cầm tù “ở phía bên kia sông” Euphrates bởi tay đế quốc Assyria sắp xuất hiện.

Nhiều nhà tiên tri khác sau này cũng đã nhắc lại những lời cảnh cáo đó với  các vua và dân chúng Israel, kêu gọi họ ăn năn thống hối để khỏi phải chịu số phận đau đớn đắng cay. Đó là các tiên tri Amos, Hosea, Isaiah và Micah. Ta thấy xuất hiện những lời cảnh cáo ấy trong tất cả các sách của các tiên tri này..

Từ vua chúa đến thần dân, chẳng ai thèm để ý tới những lời cảnh cáo ấy.  Cuối cùng vào năm 722 B.C, sau nhiều cuộc tấn công xâm lăng và xua đuổi, vương quốc Israel đã bị đè bẹp, dân chúng bị người Assyria bắt làm tù binh đem về phía bên kia sông đúng như Chúa đã cảnh cáo  vua Jeroboam từ hai thế kỷ trước.

 

JUDAH RỒI CŨNG THEO GÓT ISRAEL 

Lịch sử Judah thì có chút ít khác với Israel, nhưng thảm họa Chúa phạt cũng tương tự như nhau. Cả hai vương quốc đã mau chóng từ bỏ Thiên Chúa là Chúa đích thực và chìm đắm trong sao đọa cả luân lý lẫn đạo đức. Vương quốc miền Bắc / Israel chưa một lần có vua ngay chính; miền Nam / Judah thì ít ra cũng có một số ít vua biết trở về với Chúa và cải cách tôn giáo nhằm mục đích lôi kéo dân chúng tôn thờ Thiên Chúa là Chúa đích thực.

Những vị vua ngay chính này ít ra cũng phần nào thành công được một thời gian.  Do đó vương quốc Judah đã tồn tại lâu hơn vương quốc miền Bắc Israel cả hơn thế kỷ.  Nhưng sau cùng thì Judah cũng phải trả một giá thật đắt vì đã chối bỏ Thiên Chúa là đấng tạo dựng nên họ.

Họ nên nhìn gương, học bài học của 10 chi họ miền Bắc bị cầm tù bởi ngoại bang, nhất là từ khi cũng chính dân Assyria, kẻ đã xâm lăng miền Bắc đã tấn công và tàn phá gần hết đất Judah rồi. Vào triều đại vua Hezekiah, hầu hết tất cả vương quốc Judah đều bị người Assyrians chiếm đóng, ngoại trừ thủ đô Jerusalem, nếu không có Chúa ra tay cứu giúp đặc biệt thì cũng bị thất thủ  (2Kings 18-19).

Tiên tri Isaiah là tiên tri đầu tiên đã nói với vua Hezekiah về kẻ thù đặc biệt sẽ chinh phục Judah nếu họ vẫn cứ ngoan cố không chịu thay đổi: “….Chúa phán: ‘ Này đây, ngày đó sẽ đến, Ta sẽ đem về Babylon tất cả những gì có ở trong nhà ngươi, tất cả những gì cha ông ngươi đã tích tụ được cho đến ngày nay, không chừa lại một chút nào cả’. ‘Người ta sẽ bắt những đứa con do chính ngươi sinh ra đem về làm hoạn quan hầu trong triều đình vua Babylon’  “ (2Kings20: 16-18).

Chúa cũng đã sai nhiều tiên tri khác đến  -như tiên tri Micah, Zephaniah, Habakkuk và Jeremiah- để cảnh cáo vương quốc Judah, nhưng  không có kết quả.  Sau khi chiến thắng Israel bằng nhiều đợt tấn công xâm lăng thì người Assyria trục xuất dân Israel ra khỏi nước; người Babylon cũng vậy, trước và sau khi Jerusalem thất thủ vào năm 586 B.C., họ cũng bắt mang đi những người Do Thái / Jews và trục xuất ra khỏi Judah.

Nhiều chi tiết trong kinh thánh nói về sự suy tàn của Israel và Judah đã được xác nhận trong lịch sử của Assyria và Babylon. Điều này chứng tỏ sự chính xác của kinh thánh.

 

DÂN DO THÁI  BỊ LƯU  ĐÀY  VÀ  TRỞ  VỀ 

Tuy nhiên dân Do Thái / Jews (Judah) bị lưu đày thì rất khác với sự lưu đày của dân Israel, vương quốc miền Bắc. Dân Israel bị trục xuất đi xa mãi tận đế quốc Assyria và thần dân thì bị mất hết đặc tính quốc gia và dân tộc. Nhưng đối với dân Do Thái / Jews / Judah thì Chúa lại có những hứa hẹn qua lời tiên tri Jeremiah:

  -“ Vì Chúa phán thế này: Sau khi các ngươi bị lưu dày 70  năm ở Babylon, Ta sẽ viếng thăm các ngươi và thực hiện những điều tốt lành của ta đối với các ngươi và đem các ngươi trở lại chốn này. Vì chính ta đã biết những mưu tính  – Chúa phán – mà Ta định làm cho các ngươi, mưu tính phúc thái chứ không phải tai họa, sẽ ban cho các ngươi một tương lai và hy vọng. Các ngươi sẽ kêu cứu Ta và đi đến cầu xin Ta, Ta sẽ lắng nghe lời các ngươi. Các ngươi sẽ tìm kiếm Ta và thấy được Ta, khi các ngươi tìm kiếm Ta với tất cả tấm lòng. Các ngươi sẽ tìm thấy Ta –Chúa phán- và Ta sẽ đem các ngươi thoát khỏi cảnh tù đày…” (Jeremiah 29: 10-14).

Ở đây, chúng ta thấy lời tiên tri này được ứng nghiệm từng chi tiết nhỏ. Thời gian 70 năm phù hợp với lúc Jerusalem thất thủ và đền thờ vua Salomon –trung tâm cầu nguyện của dân Do Thái- bị phá hủy vào năm 586 B.C. và kết thúc lúc hoàn thành đền thánh Jerusalem mới vào năm 516 B.C. Thánh Kinh sách Ezra và Nehemiah đã ghi lại ngày trở về của dân Do Thái / Jews bị lưu đày từ Babylon.

Bài sau sẽ nói về: TIÊN TRI DANIEL VÀ BỐN ĐẾ QUỐC

Pace Island, Florida  Oct. 7, 2006

Tác giả: Nguyễn Tiến Cảnh, MD.

Posted in Uncategorized | Tagged , , , | Leave a comment

Tiên tri Daniel và 4 đế quốc

TIÊN TRI DANIEL VÀ 4 ĐẾ QUỐC

Trong số những người DoThái bị bắt ở Judah và bị lưu đày đi Babylon, có một chàng trai trẻ tuổi tên DoThái là Daniel, tên Babylon là Balteshazzar (Daniel 1:1-7). Daniel sống vào một thời điểm đặc biệt khi mà hai vương quốc Judah và Babylon đang trên đà suy thoái.  Daniel sau này trở thành một trong những tiên tri nổi danh nhưng cũng gây nhiều tranh cãi. Ông là một quan chức cao cấp phục vụ cả hai triều chính Babylon và triều chính kế tiếp là đế quốc Medo-Persia.

Daniel tiên đoán những biến cố đã ứng nghiệm từ nhiều thế kỷ trước và những biến cố sẽ xẩy ra sau này. Sách Daniel còn nói trước về lịch sử của cả một vùng từ thời ông cho đến ngày Chúa Kitô trở lại.

Tuy nhiên ở cuối sách –ông viết- Chúa đã biểu ông “thôi không nói nữa và niêm phong sách lại cho đến ngày tận cùng. Nhiều người sẽ chạy đôn chạy đáo và rồi họ sẽ hiểu biết hơn” (Daniel 12: 4). Điều đó chứng tỏ là có nhiều lời tiên tri, thoạt nghe chẳng thấy có ý nghĩa gì cả, nhưng khi ngày tận thế đến gần thì mọi sự sẽ thành rõ ràng và dễ hiểu..

Daniel đã tiên tri rất chính xác những điều được ghi trong kinh thánh. Nhiều lời ông nói rất đặc biệt và chi tiết đến nỗi đã làm cho nhiều nhà phê bình kinh thánh phải ngỡ ngàng.

Nhiều người đa nghi không thèm đếm xỉa đến sự chính xác của những lời ông nói, không coi lời ông nói là do Chúa mặc khải mà cho là giả mạo. Họ nghĩ rằng sách không phải do Daniel viết vào thế kỷ VI B.C. –thời kỳ mà những biến cố xẩy ra hiển nhiên y như trong sách viết- nhưng là do một tác giả vô danh nào đó viết vào khoảng năm 160 B.C., sau khi những biến cố viết trong sách Daniel đã ứng nghiệm. Vì vậy mà theo họ những lời tiên tri đó mới được chính xác như vậy!

Nhưng những lời tiên tri Daniel đã chứng minh ngược lại những chỉ trích đó. Hãy xét về tích chất của những lời phê bình đó. Họ nghi ngờ về tác giả của sách bởi vì trong những chương đầu của sách, Daniel đã dùng ngôi thứ ba để nói về chính ông cứ như là viết về một nhân vật nào khác. Nhưng sách Expositor’s Bible Commentary đã cho biết “Đó là cách viết bút ký lịch sử của những tác giả thời cổ…”(1985, Vol.7, p.4). Còn khi nói về những kinh nghiệm bản thân của chính mình thì Daniel đã dùng ngôi thứ nhất để viết. (Daniel 7:15; 8:15; 9:2; 10:2).

Những chỉ trích về căn tính của Daniel cũng tương tự như vậy. Người đầu tiên đặt vấn đề sách có thực sự do Daniel viết hay không là Porphyry, một học giả và sử gia Hy Lạp sống vào khoảng 233-304 A.D. Ông là sử gia theo hệ phái Platon hơn là theo kinh thánh. “Porphyry được nhiều ngừơi biết tới như là nhân vật bạo động chống Kito giáo và đứng về phe ngoại”(Encyclopedia Britannica, 11th edition, Vol.22,p.104, “Porphyry”)

Vì Porphyry là kẻ thù của Kito giáo nên chủ đích của ông là gây thắc mắc. Lý luận của ông không dựa trên những dữ kiện thực tế mà còn đi ngược lại cả chứng từ của Chúa Jesu Kito đã xác nhận Daniel là tác giả của sách (Mt.24: 15).

Học giả kinh thánh Jerome (340-420 A.D.) đã bác bỏ luận điệu của Porphyry. Từ đó về sau không còn ai để ý đến những vấn nại của ông một cách nghiêm chỉnh cho đến nhiều thế kỷ sau này.  “…..Ông đã ít nhiều bị các học giả kinh thánh Kito giáo bác bỏ vì ông đơn thuần là một dân ngoại chuyên phỉ báng đã dùng những sai lầm của chủ thuyết tự nhiên để lý luận. Nhưng đến thời kỳ Ánh Sáng của thế kỷ XVIII thì những yếu tố siêu nhiên trong Kinh Thánh bắt đầu bị hồ nghi….” (Expositor’s p.13)

Một số học giả ngày nay có khuynh hướng tự do lại lặp lại những lập luận cũ ở những thế kỷ trước. Nhưng Eugene Merrill, một sử gia cựu ước đã phản bác lại cho rằng niềm tin của họ đã dựa trên một nền tảng chẳng có gì là chắc chắn.“ Cách viết và ngôn từ của (Daniel) rất đặc biệt ở thế kỷ VI B.C…..Không thể chỉ dựa vào những điều có tính chủ quan và nói lòng vòng mà chối bỏ tính lịch sử của con người Daniel và các văn từ của ông” (Kingdom of Priests, 1996, p.484).

HIỆN TƯỢNG TIÊN TRI VÀ SỰ ỨNG NGHIỆM 

Daniel đã tiên đoán những sự việc trong tương lai rất là ngoạn mục. Chẳng hạn lời tiên tri “70 tuần” ghi trong Daniel 9:24-27. “Daniel đã báo trước chính xác năm  Chúa Kito xuất hiện và bắt đầu sứ vụ rao giảng là năm 27 A.D.” (Expositor’s, p.9).

Một tiên đoán khác của Daniel đã gây ngỡ ngàng là ông cắt nghĩa chiêm bao của vua Nebuchadnezzar nói ở chương 2. Vào năm trị vì thứ 2, vua Babylon đã có một ác mộng mà không một quân sư nào có thể giải nghĩa được. Dân Babylon thì tin vào mộng mị chiêm bao, cho nên giấc chiêm bao này, đối với vua Nebuchadnezzar, nó rất quan  trọng.(Daniel 2:1-3).

Giấc mộng của vua đã mở ra cho chúng ta thấy “chương trình của Chúa qua nhiều thời đại cho đến ngày Chúa Kitô khải hoàn” và cũng cho ta thấy “diễn biến các cường quốc trên thế giới tuần tự chiếm đóng vùng Cận Đông cho đến lúc đấng Thiên Sai toàn thắng trong những ngày cuối cùng”(Expositor’s pp.39,46).

Không biết trước nội dung của giấc chiêm bao mà ông cũng đã cắt nghĩa được cho  vua Nebuchadnezzar rõ ràng từng chi tiết. “ Thưa hoàng thựong, như ngài đang nhìn thấy. Đó là một pho tượng, pho tượng lớn, vĩ đại, sáng chói lạ thường đang đứng trước mặt hoàng thượng; hình dáng trông ghê sợ. Đó là một pho tượng, mà đầu thì bằng vàng ròng, ngực và cánh tay thì bằng bạc, bụng và đùi thì bằng đồng, cẳng bằng sắt, chân thì một phần bằng sắt một phần bằng đất sét” (Daniel 2: 31-33).

Daniel cắt nghĩa tiếp cho vua Nebuchadnezzar: Cái đầu bằng vàng là tượng trưng cho đế quốc Babylon (câu 37-38).  Những phần bằng bạc, đồng và sắt của bức tượng là tượng trưng cho ba đế quốc đầy quyền uy sẽ tuần tự nối tiếp đế quốc Babylon (câu 39-40).

Daniel diễn giải về một viễn tượng lịch sử đã làm cho mọi người phải kinh ngạc. Giấc mộng của vua Nebuchadnezzar xẩy ra và đựoc cắt nghĩa vào khoảng năm 600 B.C. Pho tượng là một hình thức tượng trưng sự nối tiếp của các đế quốc sẽ ảnh hưởng tình hình chích trị trong vùng trong nhiều thế kỷ.

“ Đế quốc Bạc tức đế quốc Medo-Persia, khởi đầu là vua Cyrus Đại Đế đã chinh phục Babylon vào năm 539…Đế quốc Bạc này lúc đó là một siêu cường đã hoành hành ở miền Cận Đông và Trung Đông trong vòng khoảng 2 thế kỷ” (Expositor’s p.47).

“ Đế quốc Đồng là đế quốc Greco-Macedonian mà người sáng lập là Alexander Đại Đế…Đế quốc này đã thống trị khoảng 260 hay 300 năm trước khi bị đế quốc thứ tư đè bẹp” (ibid)

“  Sắt có nghĩa là hùng mạnh và tàn ác,  tức đế quốc La Mã đã bành trướng rất rộng dưới triều đại Trajan” (ibid). Trajan trị vì với tư cách một Hoàng Đế từ  98-117 A.D. và Đế quốc La Mã đã tồn tại qua nhiều thế kỷ.

Bàn chân và ngón chân là biểu hiệu của đế quốc thứ tư này, và được làm một phần bằng sắt, một phần bằng đất sét như đã diễn tả trong câu 41. “ Câu 41 nói về  giai đoạn sau cùng tức sự xuất hiện của đế quốc thứ tư, tượng trưng là 2 bàn chân và 10 ngón chân được làm bắng sắt và đất, một cái nền mỏng manh so với cả một lâu đài  vĩ đại / bức tượng khổng lồ. Bản văn ám chỉ một cách rõ ràng là giai đoạn sau cùng tức đế quốc thứ tư này sẽ là một liên bang bao gồm nhiều tiểu quốc chứ không phải là một vương quốc thống nhất hùng mạnh” (ibid).

 

MỘT CHIÊM BAO KHÁC 

Bốn đế quốc nối tiếp nhau thống trị trong vùng được biểu lộ cho Daniel qua một giấc chiêm bao khác. Lần này bốn đế quốc biểu hiện bằng 4 con thú: Con sư tử là đế quốc Babylon, con gấu là đế quốc Medo-Persian, con báo là đế quốc Greco-Macedonian và con thú thứ tư là con vật rất “ghệ rợn”, không giống một con nào trong ba con trước (Daniel 7:1-7).

Câu 7 nói về con thú thứ tư như sau: “ Sau đó, tôi đang nhìn trong đêm tối, thì này một thú vật thứ tư, trông rất kinh sợ và mãnh dũng phi thường. Răng nó bằng sắt và rất lớn ( tương đương với cái cẳng bằng sắt trong giấc mộng trước). Nó ăn ngốn ngáo, nó nghiền nát ra từng mảnh, ăn còn sót lại thì nó chà đạp dưới chân. Nó khác tất cả những con vật khác. Nó lại có 10 xừng”.(Daniel 7:7).

Cách diễn tả như vậy thì có ý nghĩa gì?  Con thú thứ 4 này ám chỉ đế quốc La Mã hùng mạnh. Nó sẽ đè bẹp tất cả những ai chống đối nó. “Vậy thì cái đế quốc siêu cường khổng lồ La Mã……được biểu hiện qua tượng hình một con thú thứ tư hung dữ ghê rợn” (Expositor’s, p.87).

Câu 8 trong Daniel 7 diễn tả 10 cái sừng như sau: “Tôi đang ngắm nghía các sừng thì thấy có một sừng khác, nhỏ hơn, nhú lên giữa đám sừng đó; và ba cái trong những sừng đó bị nhổ đi”. Ở cuối chương này, chúng ta còn thấy cái sừng nhỏ này tự mình vươn tới vị thế của một lãnh tụ tôn giáo có uy quyền trên thế giới (câu 24-25) , mặc dù chỉ cầm đầu một tôn giáo sai lầm đi bách hại các tông đố và tín hữu của Chúa.

Daniel 7:9-14 diễn tả Chúa Kitô thiết lập nước Chúa ở trần thế: “…..Và rồi Ngài được ban tặng quyền bính, vinh dự và vương quốc mà tất cả các dân tộc, các quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền bính của Người sẽ kéo dài muôn đời, không bao giờ hết. Vương quốc của Người là vương quốc độc nhất không bao giờ bị thiêu hủy”. Vậy thì, đế quốc La Mã này, qua những đổi thay trong suốt chiều dài lịch sử, vẫn cứ tiếp tục cho đến thời điểm cuối cùng lúc Chúa Kitô trở lại thống trị trái đất.

Sách khải huyền đoạn 17 cũng giúp chúng ta hiểu được uy quyền lực ở thời điểm cuối cùng này. Ở đây ta lại thấy nói về một con thú, nhưng biểu lộ cuối cùng là 10 “ông vua”, tức là các vị lãnh tụ quốc gia hay liên hiệp các quốc gia,  sẽ tiếp nhận vương quyền trong vòng một giờ với nhân vật nắm giữ mọi quyền lực ở thời điểm cuối cùng này mà Kinh Thánh nói đến như là một “con thú” (Khải Huyền 17: 12-13). Sự phục hồi sau cùng của Đế quốc La Mã sẽ dẫn đến sự trở lại của Chúa Kitô khi chúng “giao chiến với con Chiên” tức Chúa Giêsu Kitô và Người sẽ toàn thắng…(Câu 14).

Tất cả những chuyện này đều phù hợp với Daniel 2:44, cho chúng ta thấy rằng Chúa Kitô trở lại lần thứ hai vào lúc mà những vết tích của con thú thứ tư tức đế quốc La Mã vẫn còn tồn tại: “ Và trong những ngày các vua này vẫn còn trị vì, Thiên Chúa trên trời sẽ thiết lập một vương quốc vĩnh viễn, không ai có thể phá hủy được;  vương quốc này sẽ không bao giờ để lại cho bất cứ một ai khác; nó sẽ nghiền nát, đánh tan những vương quốc kia ra từng mảnh, và nó sẽ đứng vững muôn đời”(Daniel 2:44).

Phần lớn những biến cố này đã được tiên đoán từng chi tiết qua 2 giấc chiêm bao và đã ứng nghiệm. Sự hoàn thành rõ nét từng chi tiết nhỏ chứng minh lời Daniel nói là do Thiên Chúa mặc khải. Bất cứ người trần nào nói là tự mình biết trước được những việc như vậy đều không đáng tin cậy. “….Chỉ có một mình Thiên Chúa trên trời mới có thể để lộ ra những bí mật và báo cho vua Nebuchadnezzar biết trước những điều sẽ xẩy ra trong những ngày cuối cùng” (Daniel 2:28).

 

NHỮNG LỜI TIÊN TRI  RÕ NÉT NHẤT TRONG SÁCH DANIEL 

Daniel 11 cũng ghi lại nhiều lời tiên tri khác nữa. Những biến cố xẩy ra có lớp lang thứ tự đã được chép  trong Daniel 10:1 vào “năm trị vì thứ 3 của  vua Cyrus đế quốc Ba Tư / Persia”. Một “Người” (câu 5), chắc chắn là thiên thần (giống như trong Daniel 9:21) đã đến với Daniel và nói với ông về những chuyện sẽ xẩy ra “trong những ngày cuối cùng” (Daniel 10:14).

Những lời tiên tri ghi kế tiếp đó thì rất rõ nét từng chi tiết trong suốt sách Daniel. Năm thứ 3 triều đại vua Cyrus lúc đó là khoảng hơn 500 năm trước khi Chúa Giêsu sinh ra. Tuy nhiên ông đã nói trước / tiên tri những biến cố đã xẩy ra hầu như ngay tức thì và sẽ tiếp tục cho đến khi Chúa Kitô trở lại lần thứ hai. Lời tiên tri Daniel nói rất xác thực vì nó đã ứng nghiệm, đồng thời nó lại phù hợp với lịch sử của 2 đế quốc Ba Tư (Persia) và Hy Lạp. Không một người thường nào lại có thể nhìn thấy trước những sự kiện lịch sử một cách chi tiết và rõ nét như vậy.

Một vài yếu tố dưới đây có vẻ khó hiểu, đòi hỏi phải để ý và suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, nếu đem so sánh, đối chiếu với lịch sử thì sẽ thấy rõ ràng ngay.

NHỮNG ÂM MƯU CHÍNH TRỊ 

35 câu đầu tiên của đoạn 11 sách Daniel (Daniel 11:1-35) được viết từ nhiều năm trước, nói về những mưu đồ giữa 2 thế lực chính trị của vua phương Bắc và phương Nam. Trong lịch sử, vua phương Nam thường được gọi là Ptolemy, thống trị từ Alexandria thuộc Ai Cập trở xuống. Vua phương Bắc thống trị từ Antioch thuộc Syria trở lên với danh hiệu Seleucus hoặc Antiochus.

Với ý niệm như vậy trong đầu, chúng ta thử tìm hiểu xem lời tiên tri Daniel đã được ứng nghiệm thế nào. Đây là điều rất quan trọng, bởi vì nó cho ta biết tình hình chính trị và bầu khí căng thẳng ở Trung Đông thời gian trước khi Chúa Giêsu Kitô giáng trần lần I và II. Trong cả hai trường hợp, Jerusalem vẫn là trung tâm điểm của những tranh chấp xung đột chính trị thời đại..

Cũng có thể tìm hiểu thêm về lịch sử của vùng đã xẩy ra và ứng nghiệm với  những lời tiên tri, được nói trong The Expositor’s Bible Commentary và một số  sách đáng tin cậy mà chúng tôi trích dẫn dưới đây. Vì khuôn khổ của bài viết, chúng tôi cũng không trích ra nguyên cả những đoạn dài kinh thánh, nên quí độc giả có thể tự tìm để đọc. Nhưng nên nhớ là những lời ghi trong kinh thánh là những lời đã được viết ra / tiên đoán trước khi sự việc xẩy ra.

DANIEL 11 

Daniel  11:2:  “Ba vua nữa” là vua Cambyses, hoàng tử cả của vua Cyrus; vua Giả-Smerdis,  mạo nhận là hoàng tử thứ của vua Cyrus đã bị ám sát chết một cách bí mật; và vua Darius xứ Ba Tư. “ Vua Ba Tư đã xâm lăng Hy Lạp lúc đó là….Xerxes đã trị vì từ năm 485-464 B.C.” (Expositor’s, p.128).

Câu 3-4:  “Câu 3 cho chúng ta biết sự xuất hiện của Alexander Đại Đế” (ibid). Ngôn từ trong câu 4  “rõ ràng cho chúng ta thấy vị vua xâm lăng dũng mãnh này trị vị không được lâu….Trong vòng 7-8 năm mà ông đã chiến thắng quân sự một cách lẫy lừng chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Nhưng ông chỉ sống thêm được 4 năm nữa và rồi….chết vào năm 323 vì bệnh sốt rét..….” (ibid).

Vương quốc của Alexander bị phân chia thành “4 đế quốc nhỏ và yếu hơn” (Expositor’s p.129). Hoàng tử bị giết năm 310 khi còn nhỏ, và người em không chính thống cũng bị ám sát chết năm 317. “Như vậy là Alexander đại đế không còn ai thuộc giòng máu chính thức để nối ngôi” (ibid). Vì thế vương triều của ông không được truyền tiếp cho hậu duệ, con cháu chính thức của ông (câu 4) mà bị phân chia cho những người ngoài hoàng tộc.

Các tướng của Alexander đã đánh nhau để dành quyền thống trị cả đế quốc,  chém giết trừ khử nhau cuối cùng chỉ còn  lại 4 ông, sau này trở thành lãnh tụ của 4 vùng. Bốn tướng này là Cassander, thống trị Hy Lạp và phía Tây, Lysimachus thống trị Thrace và Tiểu Á, Ptolemy thống trị Ai Cập và Seleucus thống trị Syria. Biểu tượng của các tướng này nói trong kinh thánh là: Cánh Chim, Cái Đầu, Cái Sừng và Gió (Daniel 7:6; 8:8-12; 11:4). Trong bốn tướng này, chỉ có 2 tướng là Ptolemy và Seleucus là bành trướng quyền lực và mở mang bờ cõi. Hai tướng này về sau trở thành vua Ai Cập và Syria.

Bàn về những mưu mô dưới đây là của hai vua này: Vua phương Nam (Ptolemy) và vua phương Bắc (Seleucus). Nói phương Bắc và phương Nam là vì vị trí của nó đối với thị trấn Jerusalem.

Câu 5: “ Vua phương Nam lúc bấy giờ gọi là Ptolemy I” (Expositor’s p.130)

Trong kinh thánh thì nói là “một trong các hoàng tử” tức ám chỉ Seleucus. Ông này lúc đầu phục vụ dưới triều đại Ptolemy. Sau khi hoàng đế Alexander băng hà, Seleucus dùng mưu mô đã nắm được quyền kiểm soát Syria và trở thành vua phương Bắc. Seleucus cuối cùng đã nắm giữ được nhiều quyền hành hơn Ptolemy và triều đại của dòng họ Seleucus tiếp tục kéo dài cho đến năm 64 B.C.

CHIẾN TRANH LAODICE

Câu 6: Tình trạng căng thẳng và thù nghịch giữa hai vua phương Bắc và

phương Nam. Ptolemy I băng hà năm 285 B.C. thì đến năm 252 B.C.  hai bên ký hòa ước kết thân với nhau. Ptolemy II đem gả công chúa Berenice cho vua phương Bắc Antiochus II. Hoàng hậu, vợ cả của Antiochus II, nổi sùng vì bà bị Antiochus II bỏ và ly dị. Để trả thù, bà lập kế âm mưu loại bỏ Berenice ra khỏi triều đình, cho người ám sát giết chết cả 2 mẹ con Berenice. “Không lâu sau đó chính vua Antiochus II cũng bị đầu độc chết….” (ibid).

Sau đó Laodice tự mình lên ngôi nữ hoàng bởi vì hoàng tử Seleucus II, con bà lúc đó còn quá trẻ. Sách tiên tri nói “Nàng (Berenice) sẽ phải bỏ cuộc chịu thua” ám chỉ hoàng hậu Laodice đã thành công trong âm mưu đảo chính hành quyết Berenice. Những quan chức trong triều ủng hộ Berenice làm hoàng hậu cũng bị cách chức hết.

Câu 7-9: Cuộc trả thù . Nhiều đợt tấn công bằng quân sự đã xẩy ra dưới danh hiệu Chiến Tranh Laodice. Ít lâu sau khi Laodice ám sát Berenice thì Ptolemy II  cũng qua đời. Ptolemy III lên ngôi kiếm cách trả thù cho chị mình. Ông cho tấn công vua phương Bắc và chiếm thủ đô của Syria là Antioch.  Câu 8 nói Ptolemy lấy lại “những ngẫu tượng và kho tàng thánh đã mất từ lâu” (Expositor’s, p.131) do các vua Cambyses đánh cắp từ Ai Cập  vào năm 524 B.C.

Hiệp ước hòa bình đã được ký kết giữa Ptolemy III và Seleucus II vào năm 240 và thù hận giữa hai phía tạm ngưng cho đến khi Ptolemy III băng hà.

Câu 10-12: Cuộc tấn công Phương Nam của các hoàng tử sau khi vua cha Seleucus II băng hà. Một trong các hoàng tử là Seleucus III chỉ trị vì được có 3 năm. Hoạt động quân sự thời ông tương đối yếu. Ông chết vì bị đầu độc. Một hoàng tử khác, Antiochus III (Đại đế) lên ngôi “đã chiến thắng thành công”. Ông đã chinh phục được xứ Judea.

Ptolemy IV, vua phương Nam trả thù lại (câu 11) và đánh bại đạo quân lớn  của Seleucus III trong trận chiến Raphia. Sau khi chiến thắng, cuộc sống của Ptolemy trở thành trác táng trụy lạc. Trong thời gian này ông đã giết hại hàng chục ngàn dân Do Thái ở Ai Cập (câu 12). Do đó vương quốc của ông đã bị suy yếu.

Câu 13-16: Câu “Sau khoảng vài năm” ám chỉ một biến cố, 14 năm sau khi bại trận, Antiochus III trở nên chống đối Ptolemy V lúc bấy giờ vẫn còn là trẻ con vị thành niên. (Ptolemy IV chết năm 203). Lãnh thổ Ai Cập lúc bấy giờ bị rối loạn vì luật lệ của Ptolemy IV chẳng ra làm sao cả. Dân chúng, gồm cả những người Do Thái có cảm tình với vua phương Bắc hợp với Antiochus chống lại vua phưong Nam.  Cuộc nổi loạn này cuối cùng đã bị  tướng Ai Cập Scopus đè bẹp (câu 14).

Scopus cũng từ chối binh lực của Antiochus trong mùa đông năm 201-200.  Vua phương Bắc đáp ứng lại bằng một cuộc tấn công khác. Ông đã chiếm được thành Sidon (“một thành có lũy hào kiên cố”).Scopus không cầm cự nổi đã phải đầu hàng (câu 15). Antiochus hoàn toàn làm chủ tình hình Đất Thánh, “Miền Đất huy hoàng rực rỡ” (câu 16).

Câu 17: “Ông (Vua phương Bắc) sẽ quyết định đi trước với hết tất cả sức mạnh quyền lực của mình; và ông thương lượng đồng ý với vua phương Nam đem gả công chúa cho với viễn kiến sẽ phá đổ vương quốc phương Nam. Nhưng  hiệp ước cũng chẳng kéo dài được bao lâu và nếu có thì mục đích  cũng chẳng  đạt được theo ý ông”.

Đánh bại được Scopus, Antiochus  muốn chiếm luôn cả Ai Cập. Ông bèn gả công chúa Cleopatra cho Ptolemy V với hy vọng con gái mình sẽ phản bội chồng làm theo ý mình. Nhưng công chúa đã đứng về phía Ptolemy làm hỏng kế hoạch của ông.

Câu 18-19: Biết kế hoạch của mình bị hỏng, Antiochus quay ra tấn công các quần đảo và thị trấn trong vùng Aegea. Ông lại cho kẻ thù của La Mã là Hannibal thành Carthage, người đã giúp ông đổ bộ Hy Lạp, tỵ nạn chính trị. La Mã đáp lễ bằng cách tấn công Antiochus và gây nhiều tổn thất cho binh lực của Antiochus. Quân La Mã đã chiếm đoạt hầu hết lãnh thổ và bắt nhiều con tin đem về La Mã, trong đó có cả con trai của Antiochus. La Mã đã trừng phạt bằng cách bắt ông phải nộp thuế rất nặng (câu 18).

Antiochus trở về thành Antioch trong  nhục nhã. Bất lực không thể trả được sưu cao thuế nặng do La Mã đòi hỏi, ông bèn đi cướp giật đền thờ kẻ ngoại. Hành động này đã khiến dân địa phương nổi giận mà giết ông, đưa ông đến một kết thúc chẳng vinh dự gì (câu 19).

Câu 20: Không phải trong kinh thánh, nhưng sách ngụy thư của 2Maccabees3: 7-40 viết rằng một hoàng tử khác của Antiochus là Seleucus IV cũng không thể trả được thuế cho La Mã bèn sai một người Do Thái tên là Heliodorus đi cướp đền thờ ở Jerusalem. Heliodorus đã đi đến đất thánh trở về với hai bàn tay trắng. Sau này  Seleucus đã bị Heliodorus đầu độc chết. Chết như vậy “không phải chết vì tức giận hay hy sinh nơi chiến trận”.

ANTIOCHUS EPIPHANES 

Daniel 11: 21-35: Những câu này nói về ông vua ô nhục Antiochus IV (còn gọi là Epiphanes), em của Seleucus IV trước đây bị quân La Mã bắt đem về Rome làm con tin..  Ông này là “một bạo vương tàn ác đã cố gắng tiêu giệt Do Thái giáo đến cùng tận” (Expositor’s, p.136).

Ông đã ban hành luật cấm không được hành đạo Do Thái giáo nếu không thì phải chết. Ông là một ông vua tàn ác kinh khủng. Ông đã ra lệnh “đánh cho đến chết một kinh sư già vì ông này từ chối ăn thịt heo. Một bà mẹ và 7 đứa con đã lần lượt bị tùng xẻo trước mặt viên toàn quyền vì đã từ chối không tỏ lòng tôn kính một hình ảnh. Hai bà mẹ đã cắt bì cho con trai khi vừa mới sinh đã bị kéo lê trong thành phố rồi đập đầu vào tường cho chết” (Charles Pfeiffer, Between the Testaments, 1974, pp.81-82).

Câu 31:  Câu này ám chỉ những biến cố đặc biệt đáng ghi nhớ vào ngày 16 tháng 12 năm 168 B.C., khi một Antiochus điên loạn vào Jerusalem và giết 80,000 người gồm đàn ông đàn bà và trẻ nít (2Maccabees 5: 11-14) . Đoạn ông phạm thánh, dâng của lễ hy sinh cho thần cả Hy Lạp Zeus ngay trong đền thờ. Sự súc phạm này là dấu hiệu báo trước một biến cố tương tự mà Chúa Giêsu nói là sẽ xẩy ra trong những ngày cuối cùng. (Mat.24:15).

Câu 32-35: Những câu này diễn tả, ở một khía cạnh nào đó, sự can đảm và chí khí phấn đấu bất khuất của anh em Maccabees, một gia đình tư tế đã chống cự lại Antiochus và những người kế vị ông. “Khi thày cả thượng tế Mattathias trong thị trấn Modein……sau khi đã giết một viên chức của Antiochus đi kiểm soát việc thi hành luật buộc mọi người phải thờ ngẫu tượng đã là phát súng lệnh kích động một cuộc nổi loạn chống lại vua Syria.…., dẫn một toán du kích trốn lên núi…” (Expositor’s, p.141).

Mattathias đã được năm người con trai giúp đỡ trong việc này, đặc biệt là Judah / Judas, có biệt danh là Maqqaba (tiếng Aramaic có nghĩa là cái búa, hammer từ đó mới ra tiếng Maccabees). Có nhiều người quốc gia yêu nước đã hy sinh vì việc này, nhưng cuối cùng họ đã đuổi được quân đội Syria ra khỏi nước.

Ở một khía cạnh khác, những câu này có thể ám chỉ Giáo Hội Kito giáo mới với Tân ước khi những câu đó nói đến những việc động trời như sự bách hại đạo và chối bỏ đạo.

Thực vậy, ở điểm này, những lời tiên tri của Daniel rõ ràng là có một giọng khác biệt, minh thị ám chỉ “thời diểm sau cùng” ở cuối câu 35.

Xin trích dẫn một đoạn trong Expositor’s:  Với kết luận của đoạn trích dẫn câu 35 ở trên,  thì tài liệu tiên đoán rõ ràng là áp dụng vào trường hợp các đế quốc Hellenistic (thuộc Hy Lạp) và sự tranh chấp giữa phe Seleucids và những người Do Thái yêu nước đang ở giai đoạn kết thúc. Phần câu 36-39 chứa đựng một số sự kiện khó có thể áp dụng cho trường hợp Antiochus IV, mặc dù phần lớn những chi tiết có thể áp dụng cho ông cũng như những người khác ông sau này, như một loại “thú vật”.

“ Cả những học giả tự do lẫn bảo thủ đều đồng ý rằng tất cả chương 11 từ đầu cho đến điểm này đều có những lời tiên đoán về tất cả mọi biến cố với từng chi tiết nhỏ bắt đầu từ triều đại Cyrus……cho đến những cố gắng không thành công của Antiochus Epiphanes trong việc quét bỏ sạch niềm tin Do Thái giáo đều rất là chính xác. (Expositor’s, p.143)

Từ điểm này trở đi phải hơn một thế kỷ qua đi trước khi tướng Pompey của La Mã chinh phục Jerusalem. Đa phần Trung Đông đã được chuyển giao về tay đế quốc La Mã, rồi sau này lại được truyền lại cho tay chân ở phương Đông là đế quốc Byzantine, ở những thế kỷ sau này.

Bài tiếp theo:

Sự xuất hiện của Đế quốc Hồi Giáo trên sân khấu Trung Đông.

Pace Island, Florida – Oct. 21, 2006

Tác giả: Nguyễn Tiến Cảnh, MD.

Posted in Uncategorized | Tagged , , , | Leave a comment

Bản đồ tân Trung Đông

BẢN ĐỒ TÂN TRUNG ĐÔNG

Cả hàng trăm năm dân Ả Rập không có được một chính quyền riêng của mình. Từ khi đế quốc Ottoman Thổ nhĩ Kỳ chinh phục phần đất của người Ả Rập vào đầu thế kỷ XVI thì họ không bao giờ có được độc lập. Cho đến thế chiến I, phần đông các nước trong thế giới Ả Rập đều nằm dưới quyền thống trị của đế quốc Ottoman; khi đế quốc Ottoman bắt đầu  đi đến suy tàn thì các nước kia lại trở thành thuộc địa của các cường quốc Âu Châu trong suốt thế kỷ XIX.

Dân Ả Rập khao khát có một quốc gia nói tiếng Ả Rập được độc lập tự do. Đến thế kỷ XX thì họ phải được độc lập, nhưng không phải một nước Ả Rập thống nhất mà là hơn 20 nước. Điều thất vọng chán nản lớn  nhất đối với dân Ả Rập ngày nay là họ có tới 22 nước nhưng viễn tượng gần để cho các nước này thống nhất thì thật là mỏng manh.

Vào đầu thế kỷ XX lúc còn là thần dân của ông hoàng Ottoman, thì thế giới Ả Rập có được hòa bình. Rất ít người nghĩ rằng miền đất này sẽ thay đổi  vào những thập niên tới. Nhưng tới năm 1900 thì Trung Đông thực sự -như đã nói trước kia- vẫn là một vùng “chính trị ao tù”.

Căn nguyên đưa đến việc thay đổi lại bản đồ toàn vùng Trung Đông là thế chiến I. Cuộc ám sát hoàng tử nước Áo Franz Ferdinand ở Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 là một biến cố đã khích động chiến tranh. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, tất cả các cường quốc Âu Châu đều nhảy vào vòng chiến. Nhiều vấn đề ở trong vùng Balkans đã bắt đầu nổi lên khi mà đế quốc Ottoman xuống dốc và tháo lui khỏi những vùng đất tại đó. Tinh thần quốc gia của các sắc dân đã bùng lên chống lại sự cai trị của ngoại bang, nhắm vào đế quốc Hung-Áo và Thổ nhĩ Kỳ.

Khi chiến tranh khởi đầu, đế quốc Ottoman vẫn còn lưỡng lự chưa đứng về phía nào cả. Nhưng cuối cùng đã đứng về phía Đức và Áo chống lại  liên minh Anh-Pháp-Nga. Đó là một chọn lựa sai lầm, nguy hiểm và tai hại. Chỉ sau ít năm, đế quốc Ottoman đã xụp đổ, kết thúc sự thống trị thế giới Ả Rập của Thổ nhĩ Kỳ  sau nhiều thế kỷ.

Cả thế kỷ sau, người ta vẫn không hiểu được tại sao việc ám sát một ông hoàng tử chẳng danh tiếng gì lại có thể dẫn đến những xáo trộn đổi thay như vậy, và bạo động cả thế kỷ nay vẫn chưa chấm dứt. Nhưng dư âm và hậu quả của tiếng súng ám sát đến nay vẫn còn.

TINH THẦN QUỐC GIA VÀ KHÁT VỌNG DÂN TỘC. 

Trước vụ ám sát, tinh thần dân tộc đã nổi lên khắp Âu Châu và Trung Đông. Vào thời đại Victoria, chủ nghĩa đế quốc thực dân vẫn còn thịnh hành.  Việc một quốc gia hùng mạnh có thể cai trị những quốc gia khác kém cỏi hơn là đương nhiên và có thể chấp nhận được ở một Âu Châu đang bị thống trị bởi những đế quốc đa sắc dân.

Phần lớn những đế quốc này vẫn còn tương đối không đến nỗi dữ dằn, họ cho những sắc dân trong vùng ảnh hưởng của họ được tự do, kể cả tự do buôn bán và phát triển. Nhưng ước vọng có một quốc gia dân tộc đã được xây đắp một phần là do kết quả của giáo dục học đường đã khuyến khích họ nghiên cứu và học hỏi văn chương; nhờ đó tinh thần và  dân tộc tính của họ mới được kích thích và bùng dậy.

Ý thức dân tộc chỗi dậy không phải chỉ có ở Âu Châu mà tại Trung Đông mọi sắc dân đều khát khao có một quốc gia riêng của mình.

Khuynh hướng đòi độc lập của các sắc dân đã giữ một vai trò rất lớn ở thế kỷ XX hầu ứng nghiệm lời Chúa Kitô nói về  thời Cánh Chung trong Tin Mừng thánh Mathew đoạn 24. Khi các môn đệ hỏi Người làm sao để biết đựơc dấu hiệu Người trở lại và ngày tận cùng, thì Ngài đã nói với các ông là sự gia tăng áp lực đòi hỏi của các dân tộc. Ngài nói: “Dân tộc này sẽ nổi dậy chống dân tộc kia, nước này sẽ chống nước nọ…..” (Mt,24, 7).

Cùng với sự phát triển các thể chế dân chủ trong một số quốc gia, các sắc dân đã có đại diện ở các thủ đô để có thể bày tỏ ước muốn tự trị của mình.  Dù vậy, nhiều nước vẫn muốn được độc lập hoàn toàn. Sự căng thẳng này cũng là một cớ đưa tới thế chiến I và những dàn xếp thay đổi ở Hội Nghị Hòa Bình Paris sau đó.

Hội nghị Paris đưa ra hiệp ước Versailles 1919 dẫn tới việc thành lập những quốc gia mới ở Âu Châu và Trung Đông. Những đế quốc cũ bị dẹp bỏ và thay thế bằng những quốc gia mới, nhỏ hơn, đã làm cho tình trạng bang giao quốc tế sau này trở nên phức tạp. Câu nói “Chiến tranh chấm dứt chiến tranh” đã được Archibald Wavell, một sĩ quan trong quân đội hoàng gia Anh thay thế bằng câu: “Hòa bình chấm dứt hòa bình”.

Ả-RẬP ÂM MƯU KHỞI NGHĨA 

Trước thềm thế chiến I, Anh quốc đã là một lực lượng lớn ở Trung Đông. Anh quốc nhảy vào vòng chiến tiên khởi là để bảo vệ quyền lợi của mình ở Ấn Độ, một tài sản đáng giá nhất của đế quốc Anh. Benjamin Disrael, thủ tướng Anh gốc Do Thái đã dàn xếp để tài trợ việc thiết lập kinh đào Suez, huyết mạch sinh tử của đế quốc.

Anh quốc đã kiểm soát Ai Cập, nơi có kinh đào Suez, nhưng không biến nó thành một thuộc địa. Họ cũng cai trị cả Aden, khúc đuôi ở phía Nam Arabia đồng thời nắm giữ những vị trí chiến lược quanh vùng vịnh Ba Tư.

Khi thế chiến I bùng nổ, Anh quốc đã ở vị thế ngon lành có thể bảo trợ cho cuộc nổi dậy của Ả Rập chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Đức, kẻ thù của Anh quốc. Cuộc khởi nghĩa của Ả Rập bắt đầu nổi lên ở Hejaz, vùng duyên hải của Arabia dọc theo Biển Đỏ, trong đó có hai địa danh Mecca và Medina vào ngày 10 tháng 6 năm 1916, hai năm sau khi thế chiến I bắt đầu. Cuộc khởi nghĩa dẫn đầu bởi Hussein ibn Ali (1852-1931) thuộc hàng chắt chít của Muhammad ở Mecca và là thủ lãnh chi họ Hashemite lúc bấy giờ. Hussein chính là tổ tiên của quốc vương Jordan hiện giờ.

Nực cười thay, trong cuộc khởi nghĩa này dân Ả Rập lại đứng về phía Anh Kitô giáo để chống lại Thổ nhĩ Kỳ Hồi giáo. Nhưng đối với họ, ước vọng một quốc gia Ả Rập độc lập là tối thượng. Hai người con trai của Hussein dẫn đầu binh lực của Ả Rập được tài trợ  bởi Anh quốc và được giúp đỡ cố vấn ngoài chiến trận bởi một  quân nhân danh tiếng của quân đội hoàng gia  Anh là T.E. Lawrence  (Lawrence of Arabia). Dân Ả Rập hiểu rằng thắng trận có nghĩa là “một quốc gia Ả Rập độc lập”

Quan niệm như vậy đã được biểu hiện qua những trao đổi  văn thư giữa vị toàn quyền Anh ở Ai Cập là Sir Henry McMahon và Sharif Hussein trong khoảng thời gian từ 14 tháng 7 năm 1915 đến 30 tháng 3 năm 1916. Trong một lố 10 bức mật thư  trao đổi giữa 2 người, Sharif Hussein đề nghị giúp Anh quốc bằng cách nổi loạn chống lại Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy lời hứa cho dân Ả Rập độc lập sau khi thắng trận. Anh quốc đồng ý như vậy với ngoại lệ một vài vùng kể cả những vùng hiện đang ở dưới sự kiểm soát của Anh quốc.

Cuộc nổi dậy đã thành công. Vào tháng 10 năm 1917, quân đội đồng minh dưới quyền của tướng Anh Allenby đã xâm lăng Palestine, chiếm Jerusalem vào ngày 9 tháng 12 . Đây là lần đầu tiên kể từ khi đoàn quân Thánh Giá  thua trận vào năm 1244, thị trấn này mới lại trở về tay người Kitô giáo để rồi giờ đây lại bắt đầu một cuộc xung đột  dai dẳng cả hàng thế kỷ nhắm vào Thị Trấn Hòa Bình này sau 400 năm hòa bình dưới thời đế quốc Ottoman.

Vào những tháng đầu cùng năm, Anh quốc chiếm Baghdad. Năm sau Damascus cũng thất thủ. Ba ngày sau khi rơi vào tay quân khởi nghĩa Ả Rập, tướng Allenby và hoàng tử Faisal, con trai Sharif Hussein đi vào thị trấn. Faisal dẫn 1,000 kỵ binh, đã được dân chúng hoan hô nồng nhiệt như được xả hơi thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Ottoman, vui mừng phấn khởi về  tương lai một vương quốc Ả Rập độc lập và tự do.

Theo sau thất bại của trục, ba đế quốc Đức, Áo và Ottoman cũng xụp đổ. Đế quốc Nga –đồng minh của Anh, Pháp và của Hoa Kỳ sau này- lại rơi vào tay cộng sản.

Thế giới sẽ không bao giờ trở lại như cũ nữa. Thế chiến I kết thúc trật tự cũ của thế giới.

 NHỮNG LỜI HỨA CHÕI NHAU ĐÃ LÀ CỚ CHO NHỮNG XUNG ĐỘT

Lo lắng mong được thắng trận, Anh quốc đã đưa ra những lời hứa chõi nhau với Ả Rập, Do Thái và cả đồng minh của mình là Pháp và Nga.

Vào tháng 11 năm 1917, Nga rơi vào tay cách mạng Bolsheviks. Quân cách mạng tự coi mình như là chủ nhân của những mật ước cùng với chế độ Nga hoàng. Họ công bố cho dân chúng mật ước Sykes-Picot (tên của hai nhà điều đình Anh là Sir Mark Sykes và Pháp là Georges Picot) ký vào tháng 5 năm 1916. Mật ước này cho thấy Anh và Pháp có kế hoạch cắt xén đế quốc Ottoman và chia nhau, không cho Ả Rập một phần đất nào cả.

Cùng tháng đó, chỉ 5 ngày trước khi cách mạng Bolsheviks lên nắm quyền ở Nga Sô, Anh quốc cho ra tuyên cáo Balfour (tên vị ngoại trưởng Anh Arthur James Balfour). Theo tuyên cáo này, Anh quốc hứa yểm trợ cho Do Thái có một quê hương ở Palestine. Lời hứa này đã là cớ cho biết bao nhiêu vấn đề khó có thể giải quyết được đối với người Anh trong những năm về sau, đồng thời cũng là cớ cho những xung đột rất trầm trọng và to lớn hơn nữa đối với cả Do Thái lẫn  Ả Rập.

Người Ả Rập đã cùng với người Anh chiến đấu chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, góp phần vào sự thắng trận của liên minh. Để bù lại, họ kỳ vọng sẽ được toàn quyền trên tất cả những phần đất Ả Rập, khác với những phần đất đang là thuộc địa của Âu Châu như Ai Cập, Aden và Algeria. Chắc chắn họ kỳ vọng và muốn rằng Arabia, Iraq, Syria và Palestine phải được kiểm soát trực tiếp và duy nhất bởi người Ả Rập.

Palestine  (tên mới của phần đất của Israel và Judah nói trong cựu ước, tức là đất thánh) đã do Hồi Giáo kiểm soát từ thế kỷ VII, ngoại trừ một thời gian ngắn trong thời Thánh Chiến ở thế kỷ XI. Người Do Thái có thể sinh sống ở Palestine, nhưng nếu toan tính thiết lập một quê hương ở đó thì sẽ bị chống đối.

Hiệp định Versailles được ký tại hội nghị Hòa Bình Paris, đại diện của Ả Rập (và cả T.E. Lawrence) đã bị phản bội.  Phe đồng minh thắng trận đã chia nhau đế quốc Ottoman. Hội quốc liên chính thức cho Anh quốc được cai quản Palestine, Transjordan và Iraq; Pháp cũng được phần như vậy tại Syria và Lebanon. Cả Do Thái lẫn Ả Rập chẳng được gì hết ngoài lời hứa, không hơn không kém.

ANH QUỐC THỪA HƯỞNG MỘT VẤN NẠN KHÔNG BAO GIỜ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC 

Palestine là một vấn nạn to lớn nhất. Đã có lúc Anh quốc cho dân Do Thái hồi hương không giới hạn. Nhưng việc này đã khiến dân Ả Rập kêu trời! Sợ dân Do Thái sẽ lấn chiếm, Ả Rập yêu cầu Anh quốc phải ngừng việc hồi hương người Do Thái. Anh quốc đã làm việc này. Nhưng trước thềm thế chiến II, 6 triệu người Do Thái bị Đức quốc Xã cho vào lò sát sinh. Con đường trốn thoát về Palestine đã bị cắt đứt đúng vào lúc dân Do Thái cần con đường sinh lộ này nhất.

Trong vòng ba thập niên người Anh cai trị Palestine, bản đồ chính trị trong vùng vẫn cứ tiếp tục thay đổi. Ai Cập lấy lại quyền năm 1922; Iraq năm 1932, mặc dù Anh quốc vẫn còn ảnh hưởng đáng kể trên cả hai quốc gia này. Lebanon lấy lại độc lập từ tay người Pháp năm 1941. Syria thì 5 năm sau đó vào năm 1946. Cũng năm đó Anh quốc thiết lập một quốc gia Palestine Ả Rập độc lập, đồng thời trả độc lập cho Transjordan (Jordan).

Sau thế chiến II vào năm 1945, Anh quốc quá mệt mỏi đã rút ra khỏi đế quốc. Pakistan và Ấn Độ được độc lập năm 1947. Gần một năm sau đó thì Anh cũng hoàn toàn rút ra khỏi Palestine.

Anh quốc không còn có thể giữ an ninh được cho Do Thái và Ả Rập. Quân khủng bố Do Thái đã cho nổ tung khách sạn King David, nơi đặt bộ tham mưu quân đội hoàng gia Anh tại Jerusalem, làm thiệt hại gần 100 quân lính. Vào lúc đó, cũng giống như ở Ấn Độ, đoàn quân viễn chinh không còn được dư luận quốc nội ủng hộ  nữa. Lý do là vì quá vô lý khi đi ủng hộ một đoàn quân cứ phải hy sinh tính mạng để giữ an ninh cho kẻ thù. Anh quốc đã báo cho Liên Hiệp Quốc (một tổ chức thay thế Hội quốc Liên) biết trước sáu tháng trước khi họ rút ra khỏi Palestine.

QUỐC GIA ISRAEL KHAI SINH 

Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã bỏ phiếu để quyết định phân chia Palestine cho Do Thái và Ả Rập, còn Jerusalem thì thuộc quốc tế quản trị. Israel chấp nhận kế hoạch này, nhưng Ả Rập không đồng ý. Khi Anh quốc rút ra khỏi Palestine thì lãnh tụ Do Thái tuyên bố khai sinh quốc gia Israel độc lập của người Do Thái vào chiều ngày 14-15 tháng 5 năm 1948. Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau, binh lực của 5 nước Ả Rập chung quanh liền tấn công  Israel với mục đích tiêu giệt quốc gia non trẻ này mới chỉ có dân số chừng ½ triệu người.

Chiến tranh kéo dài mãi cho đến đầu năm sau thì Israel lại chiếm thêm một phần đất nữa cộng với phần đất mà LHQ đã chia cho.  Đa số dân Ả Rập ở trong phần đất Do Thái chiếm đóng này liền rời bỏ nhà cửa mình di cư về West Bank, Gaza, Lebanon, Syria, Jordan và Ai Cập. Những ngừơi Ả Rập ở lại phần đất bị Do Thái chiếm đóng thì được hưởng quyền công dân của Israel. Nực cười là ngày nay những người này lại được hưởng nhiều quyền tự do cá nhân hơn những đồng bào Ả Rập của họ hiện sinh sống tại những quốc gia được cai trị bởi người Ả Rập.

Còn nhiều chiến tranh nữa sẽ xẩy ra sau này. Năm 1956, Israel đứng về phía Anh và Pháp chống lại Ai Cập lấy lại kinh đào Suez đã bị chính phủ cách mạng Ai Cập nắm giữ. Hoa Kỳ sau đó đã phải áp lực buộc 3 quốc gia này rút ra khỏi kinh đào. Đây lại là cơ hội thúc đẩy tinh thần quốc gia của người Ả Rập bùng mạnh hơn nữa. Trong vòng vài năm thì Pháp mất Algeria không còn ảnh hưởng gì trên phần đất này nữa. Anh quốc cũng mất hầu hết đế quốc của mình trong thời gian 10 năm có cuộc khủng khoảng kinh đào Suez, và cũng rút lui hoàn toàn khỏi vùng vào năm 1971.

Thay thế Anh và Pháp, Hoa Kỳ và Sô Viết nhảy vào. Hai đối thủ này, trong thời gian chiến tranh lạnh, đã dùng những quốc gia gọi là “ủy nhiệm” để ngăn cản, phá hoại những quyền lợi và tham vọng của nhau.

SỰ XỤP ĐỔ CỦA NHỮNG ĐẾ QUỐC CŨ. 

Nhưng tinh thần quốc gia của người Ả Rập không ngừng trỗi dậy ở đó. Khát vọng một Ả Rập thống nhất vẫn còn trong tâm trí của tất cả mọi người Ả Rập.

Và dân Ả Rập không còn đơn độc phá vỡ luật lệ thuộc địa để thoát ra khỏi gông cùm nô lệ. Sau thế chiến II, nhiều tân quốc gia trên khắp thế giới cũng được tái sinh cùng với sự xụp đổ của những đế quốc Âu Châu cũng như thế chiến I đã kéo theo sự xụp đổ của những đế quốc đã một thời thống trị phần lớn Âu Châu. Bây giờ tất cả mọi đế quốc có thuộc địa trên thế giới cũng theo nhau xụp đổ. Từ trước đến giờ, bản đồ thế giới chưa bao giờ lại thay đổi một cách thảm hại như vậy.

Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta thấy ngay sau khi hiệp định Versailles 1919 ký thì không một quốc gia Ả Rập nào có độc lập. Ngoài Persia (Iran) và Afghanistan ra cũng không có một nước Hồi giáo nào trên khắp thế giới  được độc lập.

Khi đế quốc Ottoman bị lật đổ thì chính thể Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thiết lập.  Dân chúng phần lớn vẫn theo đạo Hồi nhưng chính phủ chuyển hướng theo Tây phương, không còn là chính phủ Hồi giáo nữa. Mặc dù Ai Cập đã được độc lập từ năm 1922, nhưng các vua không phải là Ả Rập và Anh quốc vẫn còn cầm chịch bên trong hậu trường. Tất cả những vùng thuộc Hồi Giáo trên khắp thế giới vẫn dưới quyền kiểm soát của Âu Châu. Oái uăm  nữa là quyền lực mạnh nhất của Hồi Giáo lúc bấy giờ lại ở trong tay Anh quốc với tư cách là nước đang cai trị bán lục địa Ấn Độ (hiện nay gồm cả Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka).

Ngày nay trên khắp thế giới có tất cả 57 quốc gia Hồi Giáo, phần lớn do người Hồi Giáo nắm quyền. Trong số đó có 22 nước Ả Rập lại nắm giữ phần lớn tài nguyên thế giới là dầu hỏa, huyết mạch của nền kinh tế thế giới. Có ai  ngờ rằng Trung Đông và Hồi giáo lại bất thần trở thành vấn đề quốc tế hàng đầu ?

PHONG TRÀO QUỐC GIA Ả-RẬP TRỖI DẬY 

Một trong những phát triển đáng kể ở trong vùng sau khi hiệp định Versailles kết thúc thế chiến I là sự trỗi dậy của phong trào quốc gia Ả Rập. Thất vọng vì sự phản bội của các cường quốc Âu Châu, dân Iraq nổi loạn chống lại Anh quốc. Anh quốc sau này hối hận vì đã dính vào Iraq, tốn kém quá nhiều mà lấy lại chẳng được bao nhiêu. Sau hơn bốn năm trời can dự vào thế chiến I, kinh tế Anh quốc đã kiệt quệ, bây giờ lại tự mình chuốc lấy gánh nặng phải giữ an ninh trong vùng của kẻ thù.

Thiết lập một quê hương độc lập cho người Do Thái đã là một công trình đáng kể rồi. Rõ ràng là nếu quốc gia Israel không được thành lập thì lịch sử của Trung Đông chắc chắn sẽ khác bây giờ. Đối với dân Ả Rập, họ khó có thể chấp nhận sự thống trị của Âu Châu trên những phần đất của họ để rồi họ phải hứng chịu là thuộc địa của dân Tây phương “ngoại đạo” vẫn giữ ý định sống vĩnh viễn trên đất của họ.

Khởi đầu dân Ả Rập không trách cứ Tây Phương vì chuyện quốc gia Israel. Nhưng trong những ngày đầu lập quốc của Do Thái, các nước cộng sản  Đông Âu đã cung cấp khí giới cho Do Thái để chống lại Ả Rập. Vì nhiều người Do Thái sống trong những chung cư ở  những nông trại tập thể gọi là  kibbutzim giống như kiểu của cộng sản nên những nước thuộc Sô Viết nghĩ rằng Israel có thể là đồng chí làm bàn đạp cho họ ở Trung Đông, một vùng vẫn nằm dưới sự thống trị của những đế quốc Âu Châu vào thời đó.

Sau này, những người Do Thái gốc Hoa Kỳ lại là cơ bản để thiết lập một thể chế dân chủ kiểu Tây Phương ở trong vùng với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Thế là Sô Viết đã tìm một nước khác có thể làm bàn đạp cho mình ở trong vùng.

Thất vọng vì bị thua trận năm 1948, bực bội vì sự tham nhũng của chế độ và vua Farouk theo Tây phương,  quân đội Ai Cập đứng lên lật đổ chế độ quân chủ vào năm 1952, thiết lập chính thể cộng hòa cách mạng đã tạo thành chuỗi dây truyền nơi những quốc gia khác ở trong vùng. Giấc mơ một Ả Rập thống nhất xem chừng có thể thực hiện được !

Tinh thần cấp tiến mới mẻ của Gamal Abdel Nasser đã khuyến khích dân Ai Cập và Ả Rập liệng bỏ ảnh hưởng của Tây phương. Nasser quốc hữu hóa kinh đào Suez đang do Anh và Pháp làm chủ đã khiến Anh-Pháp-Israel hợp lực để lấy lại kinh đào và lật đổ chính phủ Ả Rập cấp tiến đang đe dọa quyền lợi của Tây Phương và Do Thái. Nhưng chính quyền Eisenhower của Mỹ lúc đó, vì sợ ảnh hưởng của Sô Viết ở trong vùng tăng lên nên đã áp lực ba nước phải triệt thoái khỏi kinh đào. Dù vậy Sô Viết vẫn nhảy vào nhập cuộc như thường, yểm trợ giúp đỡ Ai Cập và những nước Ả Rập chống lại Israel suốt 25 năm sau. Hoa Thịnh Đống và Mạc Tư Khoa đã chính thức thực sự can thiệp vào Trung Đông từ đó.

Sau Ai Cập đến lượt Iraq lật đổ chế độ quân chủ thân Tây Phương. Nên nhớ là các vua chúa cầm quyền ở các nước Ả Rập thường theo học giáo dục Tây phương, phần lớn là ở Anh và Hoa Kỳ nên họ có khuynh hướng thân Tây phương. Quan trọng hơn nữa, họ cũng đã Tây phương hóa rồi nên lại càng làm cho các thần dân tín đồ tôn giáo của họ bực bội hơn.

Năm 1932 Anh quốc triệt thoái khỏi Iraq sau khi đã thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến có quốc hội theo kiểu Anh quốc. Nhưng thể chế này cũng chẳng tồn tại được bao lâu sau khi Anh quốc ra đi. Quân đội đã lên nắm chính quyền vào năm 1958 bằng một cuộc đảo chính đổ máu, giết chết vua Faisal chi họ Hashemite và nhiều người trong hoàng tộc. Chính phủ lập hiến đã không thành công trong thế giới Ả Rập và cũng chẳng mấy kết quả nơi Hồi giáo.

Cuối cùng Iraq nằm trong tay nhà độc tài Saddam Hussein. Tương tự như vậy, vua Idris của Libya cũng bị lật đổ vào năm 1969 và thay thế bởi một lãnh tụ cấp tiến chống Tây phương, đại tá Muammar Gadhafi. Khi chế độ quân chủ ra đi thì người cộng hòa tiếp theo lại trở thành độc tài. Syria đã trở thành triều đại cộng hòa với cha truyền con nối. Điều này lại giống y hệt các quốc gia Ả Rập khác. Chắc chắn ở Iraq họ cũng có ý định như vậy trước khi xẩy ra chiến tranh vùng Vịnh năm 2003 dẫn đến việc lật đổ chế độ Saddam Hussein.

Năm 1958, Ai Cập, Syria, Yemen và Liên Hiệp các quốc gia Ả Rập đã thành lập một nước Liên Hiệp Cộng Hòa Ả Rập với ý định thống nhất các nước Ả Rập, nhưng cũng không tồn tại được lâu. Nó chỉ kéo dài đến năm 1961 thôi. Nhưng khát vọng thống nhất của họ vẫn còn.

Lý do bên trong của khát vọng thống nhất đó là muốn có một binh lực hùng mạnh có thể đối đầu chiến thắng được Israel. Do Thái  đã chiến thắng quân sự trong trận chiến 6 ngày năm 1967. Bị khiêu khích bởi binh lực của Ả Rập, Israel đã thắng trong trận chiến thần tốc, chiếm được West bank (Jordan lấy  trong trận 1948), Golan Heights (hồi trước thuộc Syria) và Gaza Strip (nắm giữ bởi Ai Cập thời chiến tranh 1948). Thêm vào đó, đây là lần đầu tiên kể từ thời lưu vong,  Do Thái đã kiểm soát được Jerusalem.

Tiếp theo là một chiến thắng nữa trong trận đánh dài hơn vào tháng 10 năm 1973, gọi là trận Yom Kippur xẩy ra khi các quốc gia Ả Rập tấn công Do Thái vào ngày Atonement, ngày lễ cực Thánh trong năm của người Do Thái. Trong thời gian những cuộc chiến đó xẩy ra, quân khủng bố Palestine bắt đầu hoạt động. Sau trận chiến 1973, lần đầu tiên thế giới Ả Rập dùng dầu hỏa làm khí giới để áp lực Tây phương, tăng giá dầu lên gấp 4 lần, làm lung lay nền kinh tế thế giới.

Tất cả những thất bại đó lại càng thôi thúc dân Ả Rập thống nhất lại với nhau. Nhưng sự thống nhất đó luôn luôn vượt khỏi tầm tay của họ. Ngày nay, phần đông các quốc gia trong vùng hoặc là nằm dưới chế độ  quân chủ bảo thủ Hồi giáo hoặc là quốc gia cấp tiến tàn bạo.  Một cách nào đó, những chính thể như vậy lại đối nghịch nhau, nhưng cả hai đều dùng bàn tay sắt đối với dân chúng của mình.

Tinh thần quốc gia cực đoan cộng thêm sự nung nấu lòng phẫn uất đối với Tây phương, sự hận thù đối với dân Do Thái, chán nản thất vọng đối với chính quyền và những nhà lãnh đạo của mình, đã làm cho một sức mạnh cũ  trỗi dậy đưa đến khủng bố và gây nên sự lo lắng trong lòng thế giới Tây phương. Hồi Giáo cơ bản.

Bài kế tiếp: HỒI GIÁO CƠ BẢN TRỖI DẬY

Pace Island, Florida Nov. 10 năm 2006

Tác giả: Nguyễn Tiến Cảnh, MD.

Posted in Uncategorized | Tagged , , , | Leave a comment

ISRAEL liệu có thể tồn tại được không ?

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

Israel là một nước rất nhỏ so với diện tích thế giới, nhưng nó lại là mục tiêu tấn công của rất nhiều kẻ thù. Một vài nước lại công khai đe dọa sẽ quét sạch Israel khỏi mặt địa cầu. Tuy còn non trẻ, mới tái lập quốc được 50 năm, nhưng Israel cho đến giờ vẫn tồn tại, có thể nói, một cách rất oai hùng.

 Chúng ta thử tìm hiểu xem Israel còn sống được bao lâu nữa theo như những lời ghi chép trong Kinh Thánh?

 ________________________

Adolf Hitler đã hoành hành phá hoại phần lớn Âu Châu từ cuối thập niên 1930 cho đến 1945, nhưng khi thăm dò ý kiến dân Âu Châu xem nước nào trên thế giới hiện nay bị đe dọa hòa bình thế giới nhiều nhất thì có tới 60 % người trả lời nói là Israel .

Hiện nay vẫn còn rất nhiều nước, ngay cả những nước đã từng bị Đức Quốc Xã chiếm đóng phá hoại cũng từ chối, không chấp nhận Israel là một quốc gia hợp pháp. Chúng ta có thể tìm thấy bằng cớ rất dễ dàng trên báo chí, nơi hội nghị, những lời tuyên bố kêu gọi hủy diệt Israelbởi những nước Ả Rập thù nghịch của Do Thái.

  Tổng Thống Mahmound Ahmadinejad của Iran có lẽ là người lớn tiếng nhất chống đối Israel . Hãy nghe ông tuyên bố: “Israel phải bị quét sạch khỏi bản đồ thế giới” (2005). “Chế độ / chủ nghĩa Zion là chủ nghĩa đầu tiên cần phải hủy diệt….Israel như một cây khô đã mục nát, chỉ cần một cơn bão là bị tiêu tan” (2006). “Hoa Kỳ và chế độ Zion của Israel chẳng bao lâu nữa sẽ phải chết” (2007), và “những cường quyền trên thế giới đã tạo ra con vi trùng dơ dáy là cái chế độ Zion này, nó đang bám vào những quốc gia ở trong vùng như một con hoang thú.” (2008).

   ISRAEL CÓ THỂ TỒN TẠI ĐƯỢC SAU TRẬN CHIẾN NGUYÊN TỬ KHÔNG?

  Ngày 14-12-2001, trong một bài nói truyện, ông Hashemi Rafsanjana, lúc đó còn là tổng thống Iran, một vị lãnh đạo Hồi Giáo được coi là ôn hòa, cũng đã công khai đe dọa tấn công Israel bằng nguyên tử: “ Nếu một ngày nào đó thế giới Hồi Giáo có trang bị khí giới hạch nhân như Israel hiện có bây giờ….thì chỉ cần một trái bom nguyên tử là có thể quét sạch mọi sự ở Israel. Tuy nhiên nếu bị đánh trả thì thế giới Hồi giáo sẽ chỉ bị tổn thương  thôi,  không thể bị tận diệt được”.

 Suzanne Fields, một nhà báo Hoa Kỳ, đã tóm ý của Rafsanjani như sau: “Nếu có một cuộc chiến nguyên tử qua lại giữa Iran và Israel thì Iran chỉ mất 15 triệu người, số người hy sinh này quá nhỏ đối với cả tỷ người Hồi Giáo trên khắp thế giới để đánh đổi 5 triệu người Do Thái Israel”. (“Confronting the New Anti-Semitism,” The Washington Times, July 25, 2004).

  Nói cách khác, ông ta tin rằng hy sinh 15 triệu người Hồi Giáo là một điều rất xứng đáng để đánh đổi và quét sạch 5 triệu người Do Thái ở Israel khỏi mặt địa cầu. Lúc đó Hồi Giáo còn cả tỷ người trên khắp thế giới, nhưng Do Thái chỉ còn ít người sống sót ở những quốc gia khác. Lúc đó không còn nước Israel nữa.

Thật chỉ những kẻ có máu lạnh mới dám nghĩ và lý luận tính toán như vậy. Mà đúng ra chỉ một mình Israel là nước không thể chịu đựng nổi một loại chiến tranh hạch nhân như thế. Cuộc chiến như vậy dĩ nhiên cũng làm tổn thương Iran , nhưng thế giới Ả Rập không thể bị hủy diệt hoàn toàn được. Trái lại Israel thì không thể sống sót / tồn tại được.

 Nếu một cuộc chiến như vậy xẩy ra, chỉ về mặt địa dư, thì giữa Iran và Israel đã có một bất cân xứng quá lớn: 80 so với 1. Đây là một yếu tố rất quan trọng: Diện tích Israel thì quá nhỏ và ngắn so với một diện địa rộng mênh mông của các nước Ả Rập; tổng cộng lại thì diện tích các nước Ả Rập lớn hơn Israel 650 lần.

Nói cho cùng ra chỉ cần một hoặc hai trái bom nguyên tử là Israel trở thành bình địa, không một sinh vật nào có thể sống sót, tất cả đều bị hủy diệt cho đến cả nhiều thế hệ về sau. Thật là một thảm họa vô lương không thể nào tưởng tượng được đã xẩy ra trên thế giới, đánh vào một quốc gia đã đóng góp cho thế giới biết bao nhiêu là công sức về văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nhân bản !

Đó là một tư tưởng kinh tởm mong muốn một thế giới không có Israel . Tuy nhiên đó chính là điều mà nhiều người trong số những kẻ thù của Israel dòng dã trong suốt chiều dài lịch sử đã cố công nhắm tới để đạt cho được. Chúng ta hãy nghe bài ca kêu nài cầu khẩn lên Thiên Chúa của nhạc trưởng Asaph của vua David được viết ra từ 3000 năm về trước:

                       “Lạy Thiên Chúa! Xin đừng yên lặng nữa,

                       “Xin hãy ra tay, đừng làm thinh nữa, lạy Chúa!

                       “Vì kìa kẻ thù Chúa đang gào thét,

                       “Những kẻ ghét thù Chúa đang hung hăng,

                       “Chúng âm mưu bàn kế hại dân Người…”

Chúng nói:“Nào, hãy đến, hãy trừ diệt dân tộc chúng đi

                   Để cái tên Israel chẳng còn ai nhớ đến” (Ca Vịnh 83: 1-4)

Kinh Thánh quả đã diễn tả đúng mục tiêu và tình trạng của thế giới ngày nay.

 Chỉ ít câu như vậy cũng đủ diễn tả bản chất hung hãn và tàn bạo của kẻ thù đang bày binh bố trận chống lại Israel .  Đối chiếu với lịch sử hiện tại đang xẩy ra, những ca vịnh này cho thấy những quốc gia láng giềng đều là kẻ thù của Israel : “ Chúng âm mưu bàn kế với nhau để hãm hại Người” (câu 5).

 Sau trận chiến ở kinh đào Suez năm 1956, một Liên Hiệp Cộng Hòa Thống Nhất Ả Rập giữa Ai Cập và Syria đã được thành lập, nhưng cũng không tồn tại được bao lâu. Hiện nay thì lại có một Liên Hiệp những nước Hồi Giáo thù nghịch đang bao vây chung quanh Israel ?

 Câu 6 và 7 trong ca vịnh 83 cho biết tên cũ xa xưa của những dân tộc láng giềng của Israel . Rõ ràng là Israel luôn luôn bị quấy phá, hãm hại bởi những quốc gia láng giềng.

NHỮNG ÁP LỰC ĐÈ LÊN ISRAEL 

 Quốc gia Israel đang ngày đêm  phải cố gắng bảo tồn sự hiện diện của mình trước những quấy phá bởi những lực lượng thù nghịch Ả Rập dưới muôn hình vạn dạng khủng bố và gần đây thì liên tục lãnh những trái rocket và đại pháo bắn vào miền Nam, bây giờ lại bắn  đến tận thành phố duyên hải Ashkelon nằm giữa Gaza Strip và Tel Aviv.

 Nhóm khủng bố Hamas hiện nay đang kiểm soát Gaza thì dĩ nhiên phải chịu trách nhiệm về những trận mưa rocket bắn vào Israel. Đây là một phong trào kháng chiến Hồi Giáo được thành lập năm 1987, rất “nổi danh” về ôm bom tự sát. Chủ trương của Hamas đã nêu rõ ràng là: “Không có giải pháp cho vấn đề Palestine trừ phi nó được giải quyết bởi thánh chiến / Jihad” và “Israel sẽ hiện diện và sẽ tiếp tục hiện diện cho đến khi Hồi Giáo sẽ tận diệt nó”.  Rõ ràng là Hamas đã thề nguyện tiêu diệt Israel cho bằng được.

Sử gia Anh Martin Gilbert đã tóm lược những khó khăn mà Israel gặp phải từ ngày tái lập quốc: “Cộng đồng Israel đã và đang phải đối diện với đủ thứ áp lực chồng chất đến từ mọi quốc gia, một thứ áp lực liên tục và nặng nề về di dân; đã phải chịu đựng năm cuộc chiến tranh; những pha tấn công bất ngờ và tàn ác của kẻ thù khủng bố, và gần đây nhất lại có trò ôm bom tự sát; luôn luôn bị mặc cảm cô lập ám ảnh và nỗi khốn khổ của một quốc gia nhỏ bé, mỗi thế hệ đều có người thân yêu ra đi vì chiến tranh, chết vì khủng bố tấn công”.

“ Israel là quốc gia duy nhất không phải là chỉ trong ba thập niên đầu từ khi lập quốc đã bị bao vây bởi những kẻ tử thù, mà còn là một quốc gia, mặc dù chiến thắng oai hùng trận chiến năm 1967, nhưng vẫn phải chia đất cho những dân tộc khác, cho chính kẻ thù của mình” (Israel: A History, 1999, p.xxi).

Israel còn là một quốc gia mà người dân vẫn còn bị ám ảnh bởi những quá khứ kinh hoàng của những lò sát sinh với sáu triệu người Do Thái đã bị giết thảm bởi Đức Quốc Xã. Nhân dân Do Thái của quốc gia này vẫn ngày đêm phải chứng kiến đồng bào mình cả nam lẫn nữ cũng như con cháu họ chưa được diễm phúc nhìn ánh sáng mặt trời đã phải ra đi không trở lại cùng với biết bao tài năng và nguồn lực có thể cống hiến cho quốc gia đất nước họ trở thành phồn vinh, dân tộc họ giàu sang hạnh phúc.

Đâu có phải tại lỗi của họ mà họ cũng phải chịu cảnh kỳ thị ghét bỏ tàn ác cùng cực nhất của thế kỷ 20 này. Sáu triệu cây (the “Forest of Martyrs / Rừng Tử Đạo”) đã được trồng lại trên những ngọn đồi ở Judea để đặc biệt tưởng nhớ đến những nạn nhân của trại tập trung và lò sát sinh. Nhưng sự thù nghịch của Nazi Đức Quốc Xã (1933-1945) thời đệ III đế quốc (Đức) lại được tiếp nối bởi khối Ả Rập và Hồi Giáo thù hận cũng ác độc kinh hồn không kém.

Barbara Tuchman, một sử gia Hoa Kỳ cận đại đã viết: “ Ả Rập là một dân tộc có vẻ duyên dáng, hấp dẫn, tính tình thân thiện và lịch thiệp đối với khách lạ, con người có tư cách lại có tính khôi hài. Nhưng đứng trước vấn đề Israel thì họ lại tỏ ra hoàn toàn  ngờ vực nghi kỵ. Hình thể quốc gia Israel không thấy hiện diện trên những bản đồ của dân Ả Rập” (Practicing History, 1981, p.128).

 Israel đã và đang phải đương đầu với nhiều cuộc chiến để sống còn với những quốc gia Ả Rập ở chung quanh kể từ ngày lập quốc từ năm 1948 đến nay. Ngày nay quốc gia nhỏ bé này vẫn còn phải thường xuyên chống đỡ những cuộc khủng bố rất tàn nhẫn do phong trào  Hez-bollah ở Lebanon và Hamas ở Gaza.

Tuy nhiên Israel vẫn tiếp tục sống mạnh và phát triển vượt bực.

NHỮNG LỢI ĐIỂM CỦA ISRAEL

Bàn về Israel thì không nên chỉ có nói một phía. Barbara Tuchman đã nhận xét về lịch sử Israelnhư sau: “Vì hàng ngày phải gánh chịu biết bao nhiêu là bất ổn xáo trộn, Israel đã quyết tâm muôn người như một luôn luôn tâm niệm điều duy nhất là SỐNG CÒN. Họ luôn luôn bị truy nã theo đuổi mặc dù bị lưu đầy khắp bốn phương trời, nhưng vẫn quyết tâm mong ngày trở về xum họp làm thành một quốc gia độc lập góp mặt với thế giới, trên cùng một mảnh đất quê hương của cha ông từ ngàn xưa, với cùng một danh xưng (mặc dù tên Judah không còn được chính xác cho lắm), với cùng một tôn giáo, cùng một ngôn ngữ mà họ đã có từ ba ngàn năm trước.

“Họ đã ý thức quyết tâm phải hoàn thành mệnh sử. Họ biết rằng bây giờ là lúc không thể lẩn trốn mà phải chịu đựng” (p.134) It is conscious of fulfilling destiny. It knows it must not go under now, that it must endure. Thực vậy, Thiên Chúa đã có một mục đích rất vĩ đại về một tân quốc gia Israel là để hoàn thành / ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh về những ngày tận cùng của thế giới.

Martin Gilbert đã nhận xét: “Mặc dù phải đối diện với quá nhiều bất trắc và xáo trộn, Israel vẫn quyết tâm giữ vững ý chí là phải thành công và hưng thịnh để bảo tồn cuộc sống hàng ngày hùng tráng và đầy đủ, để đánh tan những chỉ trích nhận xét đến từ cả bên ngoài lẫn bên trong cho rằng những khó khăn đó là không thể giải quyết được” (tr. xiii).

Chính quyền Hoa Kỳ vẫn luôn luôn yểm trợ Israel trong suốt 60 năm lịch sử lập quốc. Nguyên Bộ Trưởng Giáo Dục Hoa Kỳ William Benett đã viết: “Chúng ta ủng hộ Israel bởi vì Israel là ngọn hải đăng của Tự Do và Hy Vọng cho thế giới nói chung, và còn có một ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Đông…..Israel đã giữ vững niềm tin và lời hứa khi lập quốc vào năm 1948, một lịch sử lập quốc giống Hoa Kỳ hơn bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới” ( “Why I Stand With Israel”, Alan  Dershowitz, editor, What Israel Means to Me, 2006, tr. 39).

Thủ Tướng đầu tiên của Israel khi mới lập quốc là David Ben-Gurion (1886-1973) đã gọi dânIsrael là “dân tộc đầy tài năng”.  Nhưng thế nào là Tài Năng? Shulamit Aloni, phát ngôn viên về nhân quyền của Israel, cựu nghị sĩ Israel (Knesset) đã nói về cái Tài Năng đó như là một kho tàng về Luân Lý, Kiến thức, Văn hóa, Nghệ thuật, Khoa hoc, Văn chương, Cởi mở, Lắng nghe và Kính trọng tất cả mọi người nam cũng như nữ, cả trẻ nít là những con người được sinh ra tự do và được cấu tạo giống như hình ảnh của Thiên Chúa” (tr. 23).

NHỮNG KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI CỦA ISRAEL VỀ ĐỊA DƯ

Bennett đã đưa ra một khẳng định có giá trị và khá chính xác  “Chúng ta không thể không để ý đến vấn đề là nếu Israel thua cuộc chiến khủng bố thì Israel sẽ không thể tồn tại đươc” (tr.41).

Tuy nhiên không phải tất cả mọi kẻ thù đều là những tên chuyên môn rình rập tấn công bất ngờ bằng quân sự. Chỉ có vấn đề đất đai, vị trí và kích thước của Israel là tối ư quan trọng mà các nhà lãnh đạo Israel đang  ưu tư rất nhiều. Cả về cái căn tính Do Thái cũng bị đe dọa ở ngay trong chính quốc gia họ.

Israel Harel, sáng lập viên Hội Đồng của Cộng Đồng Do Thái ở Judea cũng đã viết trên tờ Ha’aretz, một tuần báo tiếng Do Thái rất đông độc giả nói về sự đe dọa đó: “….Ở chính trong nội địa Israel cũng có một đám thiểu số khá đông là dân Ả Rập, chừng 20% tổng số dân số, khoảng 30% những người chỉ học tới lớp 1 tiểu học, cũng thù ghét giống Do Thái, và đôi khi thù ghét ngay cả chính sự hiện hữu của Israel là quốc gia của người Do Thái. Đám thiểu số này vẫn nhận mình là một phần của dân tộc Palestine . Đa số dân Ả Rập hiện sinh sống tạiIsrael vẫn xác nhận mình là giống Ả Rập, cùng với dân tộc của họ đang chiến đấu một cuộc chiến khủng bố tàn bạo không hạn chế chống lại Israel” (“The Image and Significance of Contemporary Zionism,” Jewish Quarterly, Winter 2007, tr. 52).

David Ben-Gurion, một nhà ái quốc có lẽ vĩ đại nhất của Israel hiện đại cũng nhấn mạnh đến cái căn tính Do Thái ở trên phần đất tổ. Ông đã nói tại buổi họp của quốc hội đảng Do Thái Zionism lần thứ XX  ở Zurich , Thụy Sỹ năm 1937 là: “ Không một người Do Thái nào có quyền chịu thua bỏ cuộc việc thành lập một quốc gia Do Thái trên phần đất tổ của mình. Không một cá nhân, một đoàn thể Do Thái nào, ngay cả toàn thể dân tộc Do Thái hiện đang sống còn này cũng không có quyền nhân nhượng bất cứ một phần đất nhỏ nào của đất tổ” (trích bởi Harel, tr.56).

Tuy nhiên Mortimer Zuckerman, chủ bút báo US News and World Report đã cho ta biết “Chính Yasser Arafat đã tuyên bố rằng tất cả phần đất Palestine trong đó gồm tất cả đất đai hiện Israel đang nắm giữ đều là ‘đất thánh’, tức là gia sản của Hồi Giáo bất khả phân chia và không thể vất bỏ đí được” (“Denial and Hope in the Mideast,” Oct.8,2007).

Vậy thì liệu chúng ta có thể nắm được hết ý nghĩa của những sự tranh chấp đất đai này cùng với những hậu quả có tính cách quyết định về lịch sử ở hiện tại và tương lai không?

Nhà báo Melanie Phillips ở Luân Đôn đã viết như sau: “Trước thời kỳ xẩy ra vụ lò sát sinh, thế giới đã quyết định là dân Do Thái phải trở về quê cha đất tổ của mình ở Palestine -gồm phần đất bây giờ thuộc Israel, Jordan, West Bank và Gaza-  bởi vì chủ quyền của họ trên những phần đất này đã quá rõ ràng.  Điều đó không phải chỉ dựa vào những lời hứa đã ghi trong kinh thánh, mà vì nó đã là quốc gia của người Do Thái cả hàng trăm năm rồi, nhiều thế kỷ trước khi có sự hiện diện của Hồi Giáo” (The Jewish Chronicle, Nov.11, 2007).

Nhưng nhiều nhà quan sát Âu Châu lại muốn quốc gia Israel vứt bỏ cái căn tính Do Thái của mình đi. Chẳng hạn, theo như bà Melanie Phillips thì “Đa số dân chúng Anh không còn tin rằng dân Do Thái có quyền đòi lại phần đất đó”. Theo cái nhìn của bà thì những ai còn tin tưởng như vậy thì “cần phải điều chỉnh lại” (ibid).

Nhưng người ta tự hỏi dù đã phải nhượng một phần đất quê hương như vậy, liệu Israel có thể có được một nền hòa bình thực sự với những nước láng giềng hay không?

NHƯỜNG ĐẤT VÌ HÒA BÌNH

 Những nhà lập quốc đầu tiên của Israel như David Ben-Gurion và Levi Eshkol tất cả đều bắt đầu từ quan niệm đó.  Một nhà tân trí thức Israel đã đưa ra tư tưởng là phải chứng tỏ cam kết ước muốn làm bất cứ điều gì cần thiết để kiến tạo hòa bình. Nhường đất vì Hòa Bình đã trở thành một khẩu hiệu mới. Từ bỏ Gaza xem ra là một ý tưởng rất hay. Nhưng khi một chính thể được thiết lập gọi là dân chủ ở Gaza thì đồng thời lại đẻ ra phong trào kháng chiến Hamas, và bắt đầu từ đó liên tục mưa pháo rockets vào dân Israel ở vùng biên giới phía Nam của Israel.

Yossi Klein Halevi, một hội viên kỳ cựu của trung tâm Shalem ở Jerusalem đã viết trên tờ Los Angeles Times rằng phong trào (Intifada 1987-19920) Palestine Ả Rập ở Gaza, West Bank nổi lên phản đối Israel chiếm đất của họ đã khiến “một khối dân Israel cảm thấy mình đã làm quá đáng nên sẵn sàng chấp nhận bất cứ nguy hiểm nào miễn là có được hòa bình”. Việc này dẫn đến tình trạng là “đa số dân Israel nghĩ đến chuyện nhượng bộ mà trước kia không bao giờ có ai dám nghĩ đến là rút lui ra khỏi West Bank và Gaza đồng thời còn muốn phân chia cả Jerusalem nữa” (“The End of the Guilty Israelis”, March 2, 2008).

Thế là vào cuối năm 2005 Israel rút lui ra khỏi Gaza Strip đã chiếm được từ tay Ai Cập trong trận chiến 6 ngày năm 1967 và trao trả cho chính quyền  Palestine. Nhưng vài tháng sau đó, phong trào kháng chiến Hamas đã bất ngờ thắng trong cuộc bầu cử để rồi bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại quân đội trước kia của phong trào giải phóng Palestine Fatah. Từ đó những tỉnh ở phía Nam Israel gần đấy thường xuyên cứ bị pháo kích từ phần đất mà Israel đã nhường trả lại cho Palestine .

Halevi mô tả Hamas là một nhóm khủng bố mà chủ trương là kêu gọi tiêu diệt Israel và chiến đấu chống lại Do Thái trên khắp thế giới, và những màn tấn công khủng bố chỉ là những tác động nhỏ trong bước đầu tham vọng diệt chủng của họ mà thôi…Gaza đã là  trường hợp trắc nghiệm về cuộc lùi bước của Israel, nhưng thử nghiệm đó đã mang lại một tai họa cho Israel”.

Halevi cũng đưa ra nhận xét,  “Nếu như dân Gaza khi nhận được mảnh đất mới đã tự trị, tỏ ra có thiện chí xây dựng hòa bình thì chắc chắn công luận Israel cũng sẵn sàng yểm trợ những đàm phán cụ thể về việc rút lui khỏi West Bank”. Nhưng khi trao trả Gaza thì lại được đáp ứng bằng những đạn lửa từ đó nhả ra thì việc trao trả West Bank xem ra không còn là “củ cà rốt” có hiệu quả trong việc tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài giữa hai dân tộc Israel và Palestine nữa.

Cũng phải nhận thức rằng “từ thời đại Kinh Thánh cho đến năm 1948, West Bank gồm có thị trấn Jerusalem cũ (trong đó có Bức Tường ở Hướng Tây) và  Hebron (ở đó có mộ của các tổ phụ kinh thánh cả nam lẫn nữ) đã là một phần lãnh thổ của Israel” (Gush Emunim, “West Bank Versus Judea and Samaria,” Jewish  Literacy, 2001, p.343).

Xem vậy đủ biết Israel Do Thái đã làm chủ biết bao nhiêu là đất đai. Họ đã nhận ra rằng West Bank một khi đã nằm trong tay dân Palestine thì rất có thể sẽ trở thành bàn đạp, căn cứ địa để phóng hỏa tiễn tấn công vào thị trấn Jerusalem và những vùng phụ cận.

NHẬN ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG ANH TONY BLAIR

Mùa hè vừa qua, “Ủy Ban Hỗn Hợp 4 Bên” gồm Liên Hiệp Âu Châu, Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và Nga Sô đã chỉ định nguyên thủ tướng Anh Tony Blair làm đặc sứ ở Trung Đông. Ông Blair đã phải mất rất nhiều thời giờ nghiên cứu vấn đề tại chỗ mới có thể hiểu được những khó khăn trắc trở và bất trị ở trong vùng một cách tường tận và sâu xa hơn.

Ông nói: “Bây giờ thì tôi hiểu rõ những khó khăn ở đây nhiều hơn là khi tôi còn làm thủ tướng. Vì cơn ác mộng kinh hoàng mà Israel đã phải chịu sau khi rút khỏi Gaza , tôi rất ngần ngại đề nghị nhường West Bank cho Palestine ”.

Công thức “Nhường-Đất-Vì-Hòa-Bình” dùng làm căn bản cho những cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Ả Rập đã cho thấy là thất bại qua vụ Gaza . Bây giờ thì ông Blair đã nhận thấy rằng yếu tố quyết định để có hòa bình là ở cái “đặc tính của phần đất dành cho dân Palestine…….Sẽ không có được đặc tính đó nếu phần đất đó không có một chính phủ để quản trị và điều hành…..Và nếu có ai nói với anh khác đi là họ đã phỉnh gạt anh rồi đấy”  (trích bởi Mortimer Zuckerman, “The Elusive Mid-East Peace, U.S. News and World Repart, Jan.17, 2008).

Một thủ tướng, nhất là thủ tướng nước Anh khi nhận định về thế giới Ả Rập mà tuyên bố như vậy thì thật quả là rất quan trọng.

ĐE DỌA TRẦM TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI   ISRAEL 

Trong số những đe dọa hiện có do tổ chức kháng chiến Hamas ở Gaza, Hezbollah ở Lebanon, dân Palestine và cả Syria nữa thì đâu là mối lo ngại nhất đối với chính quyền Israel?

Điều nguy hiểm nhất là Iran cương quyết chế tạo khí giới nguyên tử và quyết tâm quét sạchIsrael khỏi bản đồ thế giới. Vào giữa tháng 2 vừa qua, thủ tướng Israel Ehud Olmert đã gặp thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin để đàm luận song phương về chuyện nguyên tử củaIran . Theo tờ International Herald Tribune  thì ông Olmert đã nói là “Iran vẫn còn đang tìm cách chế tạo khí giới hạch nhân và ông đã kêu gọi thế giới hãy ngăn chặn Teheran đừng để họ tiếp tục chế tạo khí giới nguyên tử nữa”. Ông còn cho hay: “ Israel ‘biết chắc’ rằng dân Iran đã đang ‘lén lút’ chuẩn bị chương trình sản xuất năng lượng nguyên tử ‘rất quan trọng’”(Feb.13, 2008).

 Điều đó có vẻ phù hợp với bản tin do cơ quan tình báo Mỹ đã đưa ra nhiều tháng trước đây: “Chúng tôi tiên  đoán  khá chính xác là vào mùa thu 2003, Teheran đã gấp rút hoàn thành chương trình chế tạo khí giới hạch nhân”. Nhưng báo chí lại tỏ ra nghi ngờ về những bản tin như vậy.

Mới đây Hội Đồng An Ninh LHQ đã thông qua một quyết định phản đối Iran về việc chế tạo võ khí nguyên tử với số phiếu 14-0, nhưng đối với những nhà quan sát chuyên nghiệp và kinh nghiệm thì đó chỉ là  một loại  nhắc nhở / khiển trách nhẹ mà thôi.

Theo báo The Wall Street Journal thì: “Trong khi đó, Iran vẫn coi thường khuyến cáo của Hội Đồng An Ninh LHQ là phải ngưng chương trình phát triển Uranium. Nên nhớ là sản xuất đủ số lượng chất liệu uranium là một trong ba yếu tố chính và cần thiết của bất cứ một chương trình chế tạo khí giới nguyên tử nào. Ba yếu tố này đã được ghi ở phần chú thích ở cuối bài nhận định của Cơ quan An Ninh quốc gia Hoa Kỳ (NIE) vào tháng 12 và nói rằng Iran đã ngưng chương trình làm võ khí nguyên tử vào mùa Thu năm 2003 rồi.

 “Bản nhận định của Cơ quan An Ninh quốc gia Hoa Kỳ cũng không đả động gì đến yếu tố thứ hai của chương trình chế tạo khí giới nguyên tử của Iran là chương trình phóng hỏa tiễn. Thay vào đó lại nói là Iran đã ngưng công tác nghiên cứu khí giới trên không weaponization mà theo các chuyên viên thì đây là phần ít quan trọng nhất trong chương trình chế tạo võ khí nguyên tử”.(“Irresolution on Iran ,” March 10, 2008).

Mặc dù tờ Nwesweek trong phần quan điểm cho rằng Chủ nghĩa Phát xít Hồi Giáo không còn là mối đe dọa nguy hiểm nữa, nhưng lại trích dẫn lời Tổng Thống Bush nói là: “Chính quyền Iran đang cố gắng tiêu diệt Israel”. Đồng thời cũng nhắc lại việc ông Tony Blair “so sánh Iranvới sức mạnh Phát Xít ở thập niên 1930”. (Newsweek-Nov.19, 2007).

Dĩ nhiên đe dọa của Iran đối với Israel sẽ nặng nề hơn là Hoa Kỳ và Anh Quốc, bởi vì Iran ở gần Israel hơn và vì Israel chính là đất hứa như đã nói trong Kinh Thánh.

CHIẾN TRANH SAU CÙNG ĐANG SẮP SỬA TỚI SẼ GHÊ GỚM HƠN NHIỀU

Dĩ nhiên chúng ta cũng phải để ý đến những lời trong kinh thánh để có một cái nhìn phổ quát về Israel . Thực vậy, ta không thể bàn về lãnh thổ của Israel mà không để ý đến lời Chúa phán. Ngay cả những người Do Thái không tin Chúa cũng phải dựa vào Kinh Thánh để có những đòi hỏi lịch sử và địa dư.

Cả Kinh Thánh lẫn lịch sử trần thế đều cho biết lãnh thổ Israel , đặc biệt là Jerusalem là một trong những địa danh có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới. Lịch sử cho thấy chính Jerusalemđã bị quân đội xâm lăng tấn công hơn 20 lần. Nhưng không một cuộc xâm lăng nào đã thành công kể từ khi quốc gia Israel được thiết lập năm 1948.

Kinh Thánh đã nói rõ ràng là lời tiên tri về ngày tận thế sẽ ứng nghiệm khi dân Do Thái  trở về tụ họp đầy đủ trên quê hương đất tổ của họ.

Sách Zechariah cho biết Jerusalem sẽ là trung tâm tranh chấp của thế giới ngay trước khi Chúa Kitô giáng lâm trở lại lần thứ hai: “Đây, ngày Chúa đến, và thiên hạ sẽ chia nhau chiến lợi phẩm ở trong ngươi. Bởi vì Ta sẽ tụ tập tất cả các quốc gia lại để chiến đấu chống lạiJerusalem ” (Zechariah 14: 1-2).

Những biến cố tiên tri này sẽ không thể xẩy ra nếu chi họ / quốc gia Judah (bây giờ được gọi là Israel) không được tái thiết lập trở lại cách phi thường trên Đất Thánh đúng trước ngày Chúa Kitô đến cùng với những căng thẳng và xáo trộn trên khắp thế giới. Vậy phải chăng khi quốc gia Israel được tái tạo và hiện diện thì thế giới sẽ tràn ngập xáo trộn và điêu linh? Và ngày đó cũng là ngày Chúa đến?

Jerusalem sẽ một lần nữa chứng kiến những cảnh bạo động, xáo trộn kinh hoàng. Đọc tiếp câu 2 trong đoạn 14 Zachariah sẽ thấy: “ Thành sẽ bị chiếm, nhà phố sẽ bị cướp, đàn bà sẽ bị hãm hiếp. Nửa thành sẽ bị bắt mang đi làm tù binh, nhưng một nửa dân còn lại thì không bị bắt mang đi”.

Vậy ngay cả sau khi Israel tụ tập thành phố lại hồi chiến tranh 1967, lời tiên tri trong Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết là Jerusalem sẽ lại một lần nữa lâm cảnh chiến tranh khói lửa và phân chia. Miền đất này của thế giới được chỉ định làm trung tâm điểm của các biến cố sẽ xẩy ra vào những ngày cuối cùng của thời đại này –Thời của Amageddon và Chúa Kitô giáng lâm trở lại lần thứ hai.

 Chúa Giêsu Kitô sẽ thực sự trực tiếp can thiệp vào cảnh điêu linh này: “Bấy giờ Chúa sẽ xuất hiện và chiến đấu chống lại những quốc gia này….Và trong ngày đó Người sẽ đứng trên núi Cây Dầu mặt quay về Jerusalem ở hướng đông…. Và Chúa là Thiên Chúa của tôi sẽ đến cùng với tất cả các thánh” (câu 3-5).

Sách Zechariah 14:12 và sách Khải Huyền 19: 17-18,21 đều mô tả ngày tận cùng của các đạo binh đang tụ tập chung quanh Jerusalem để chiến đấu chống lại đấng Thiên Sai là Đức Kitô lúc Người giáng lâm trở lại lần II. Điều này chứng tỏ rõ ràng là Chúa Kito đã can thiệp không phải chỉ để cứu một mình dân Israel , mà còn cứu toàn thể nhân loại khỏi bị diệt vong.

JERUSALEM SẼ LÀ THỦ ĐÔ TƯƠNG LAI CỦA TOÀN THẾ GIỚI

Còn có những lời tiên tri khác cho chúng ta biết là Jerusalem sẽ trở thành trung tâm Hòa Bình của thế giới, của tất cả mọi quốc gia trên mặt đất này. Zechariah còn thêm: “Vậy Chúa nói: ‘Ta sẽ trở lại Zion (ám chỉ Chúa Kitô giáng lâm lần II) và sẽ ngự trị ở giữa Jerusalem . Jerusalemsẽ được gọi là ‘Thành Tín Nghĩa’, Núi của Chúa các cơ binh sẽ được gọi là ‘Núi Thánh’” (Zechariah 8: 3. Có thể coi Jeremiah 3: 17).

Hồi xa xưa Thiên Chúa đã hứa: “Những ngày đó chắc chắn sẽ đến, Chúa nói, Ta sẽ làm cho David đâm chồi nảy lộc (ám chỉ đấng Thiên Sai là Đức Kitô) và Người sẽ ngự trị  xứng đáng là vua khôn ngoan, Người sẽ thực thi công lý và công bình” (Jeremiah 23: 5).

Tất cả mọi quốc gia trên thế giới, dù xa xôi hẻo lánh đến đâu cũng sẽ gửi đại diện đếnJerusalem để học hỏi đường lối của Thiên Chúa rồi đem về xứ sở mình thông báo cho toàn dân. Isaiah nói: “Sẽ xẩy ra vào những ngày sau này, núi nhà Thiên Chúa sẽ được thiết lập vững bền trên các đỉnh đầu núi non và sẽ được nâng lên cao hơn các đỉnh đồi; tất cả mọi quốc gia sẽ đổ về với Người” (Isaiah 2: 2).

Chữ “núi” và “đồi” theo nghĩa tiên tri là ám chỉ các chính phủ và quốc gia. Ở đây có nghĩa là chính phủ của Chúa Giêsu Kitô được thiết lập tại Jerusalem và sẽ cai trị toàn thể thế giới.

Isaiah tiếp tục mô tả một thế giới được biến đổi nhờ hiểu biết về cách sống của Thiên Chúa: “Rất nhiều dân tộc sẽ đến và nói ‘Nào, ta hãy lên núi của Chúa, nhà của Thiên Chúa Jacob; Người sẽ dạy ta đường lối của Người và chúng ta sẽ bước đi theo đường lối của Người’. Vì thánh chỉ được ban ra từ Zion và lời Chúa được phán ra từ Jerusalem ” (Isaiah 2: 3).

Dưới triều đại của Đức Kitô, hoàng đế của hòa bình, mọi chinh chiến, võ khí, ngay cả những trung tâm huấn luyện quân sự cũng bị hủy bỏ (câu 4) Hòa Bình Công Lý đến từ Jerusalem sẽ ngự trị trên khắp thế giới cùng với mọi dân tộc.

Buồn thay, những lời tiên tri này đã chẳng được ai để ý đến. Nơi miền đất thánh này vẫn còn đầy dẫy bạo động, tha hóa, tham nhũng, độc tài, sát máu và khủng bố…Tuy nhiên những lời tiên tri được nói trước cả hàng ngàn năm đã cho thấy sẽ có một hòa bình an vui  tràn lan trên Jerusalem. Chúa cơ binh phán: “…..sẽ có những ông già bà lão ngồi trên hè phố Jerusalem , tay cầm gậy vì tuổi hạc cao.  Có cả con trẻ trai gái vui đùa trên đường phố” (Zechariah 8: 4-5).

 Kinh Thánh đã vẽ ra hình ảnh một tương lai huy hoàng, cuộc sống an bình trên miền đất đầy xáo trộn và tranh chấp dai dẳng triền miên này này.  Tất cả cuối cùng sẽ được an toàn, thoát khỏi mọi hiểm nguy khi Chúa Kitô quang lâm trở lại thống trị thế giới. Jeremiah hứa: “Vào thời của Người , Judah  sẽ được cứu thoát và Israel sẽ được yên ổn, an cư lạc nghiệp” (Jeremiah 23: 6).

Ước mong Chúa ban ngày ấy mau đến!

Pace Islands, Florida  31-5-2008

NTC

___________________

  P H Ụ    C H Ú:

1-PHÂN BIỆT GIỮA NGƯỜI DO THÁI VÀ NGƯỜI   ISRAEL .

 Ngày nay hầu như hết mọi người đều đồng hóa cái tên Israel với tên Do Thái, Jews. Đa  số cho rằng Do Thái hay Israel cũng chỉ là một. Đó là một sai lầm.

 Về kỹ thuật thì người Do Thái là con cháu của hai chi họ Israel là Judah và Benjamin cộng với một phần đáng kể thứ ba là chi họ tư tế Levi.

 Còn 10 chi họ khác trong dòng họ Israel nhưng không được nhiều người biết tới nên chẳng bao giờ được gọi là Do Thái. Về phương diện lịch sử và chính trị, các chi họ ở phương Bắc này đã tách biệt ra khỏi các chi họ ở Phương Nam tức người Do Thái.  Những người anh em của chi họ phương Bắc dã chiếm cứ phương Nam và lập thành vương quốc Judah, từ đó mới có cái tên Do Thái / Jews.

 Liên minh các chi họ phương Bắc tức vương quốc / nhà Israel đã trở thành một quốc gia độc lập, tách ra khỏi nhà Judah vào lúc tên Jew / Do Thái xuất hiện trong Kinh Thánh. Thực ra, khi mà tiếng Jews / Do thái xuất hiện lần đầu tiên trong kinh thánh thì cũng là lúc Israel có chiến tranh với Do Thái (2Kings 16: 5-6).

 Vậy thì tất cả những người Israel có phải là Do Thái không? Thưa, không phải. Do Thái –những công dân và con cháu của vương quốc Judah- thực sự cũng là người Israel , nhưng không phải tất cả những người Israel đều là Do Thái. Bởi vì tất cả 12 chi họ, trong đó có Do Thái, đều là con cháu của tổ phụ Israel là Jacob, nên chúng ta có thể dùng tên Israel cho tất cả các chi họ. Tuy nhiên, tên Do Thái / Jew chỉ chính xác đối với nhưng người đã chiếm cứ phương Nam lập thành vương quốc Judah và các con cháu của họ. Chẳng may, ngày nay những người Do Thái hiện sinh sống tại tân quốc gia Israel bây giờ lại thường được gọi là dân Israel .

2- CHỦ NGHĨA CHỐNG DO THÁI

 BÂY GIỜ QUAY RA CHỐNG QUỐC GIA ISRAEL

  Thày cả chính Rabbi của Anh quốc Sir Jonathan Sacks mới đây báo động thế giới là hiện nay có một phong trào chống Do Thái kiểu mới. Trong một bài thuyết trình ở Luân Đôn, ông đã tuyên bố: “Những người chống Do Thái hiện đang tấn công cả tôn giáo lẫn dân tộc chúng ta. Bây giờ họ quay ra chống quốc gia Do Thái”.

 Nói một cách khác, đây là một biến thái của một căn bệnh tinh thần rất ác độc đang sống lại để phá rối nhân loại. Ông Sacks diễn nghĩa như sau:  “Không giống như những người trước, những tên kỳ thị, chống Do Thái kiểu mới đang nhắm vào không phải là Do Thái giáo với tính cách tôn giáo, cũng không phải nhắm vào người Do Thái như là một sắc dân, nhưng là nhắm vào người Do Thái như là một quốc gia” (We Face a New Kind of Hatred,” The Jewish Chronicle, Nov.16, 2007, p.30).

 Một số người lại tin rằng dân Do Thái chỉ là một nhóm chủng tộc không xứng đáng có một quốc gia cho riêng họ. Nhắc lại lời của Amos Oz, một sử gia Israel, Sacks viết: “Vào thập niên 1930, những người chống Do Thái tuyên bố ‘Do Thái hãy trở về Palestine’. Ngày nay thì họ gào thét ‘Do Thái hãy cút ra khỏi Palestine ’….Họ không muốn chúng tôi ở đó, họ không muốn chúng tôi ở đây; họ không muốn có chúng tôi” (ibid).

Tác giả: Nguyễn Tiến Cảnh, MD.

Posted in Uncategorized | Tagged , , , | Leave a comment

Chiến Tranh Thế Giới Thứ 3 đã bắt đầu ?

Chiến Tranh Thế Giới Thứ 3 đã bắt đầu ?

–  Hàm ý gì khi Tổng Thống Iran Ahmadinejad kêu gọi quét sạch Hoa Kỳ và Israel khỏi mặt địa cầu?

–   Thế giới Tây Phương không nhìn thấy sự đe dọa nguy hiểm của Hồi Giáo nguyên thủy Iran hay sao ?

Trung Đông đang sôi động khiến toàn thế giới phải chú ý. Tại sao Trung Đông lại cứ như một lò lửa luôn luôn sẵn sàng bùng cháy để thiêu hủy thế giới?

Chúng ta thử nghiên cứu bài diễn văn của Tổng Thống Iran Ahmadinejad đọc tại hội nghị “Thế Giới không có Israel / The World without Zionism” tại thủ đô Teheran.

Ngày 26 tháng 10 năm 2005, trước “ Ngày Jerusalem” –ngày mà thủ lãnh tôn giáo Ayatollah Khomeini vào năm 1979 đã tuyên bố ý định của Thế Giới Hồi Giáo là sẽ giải phóng Jerusalem –Tổng Thống Ahmadinejad kêu gọi thế giới Hồi Giáo hoàn thành nhiệm vụ hủy giệt quốc gia Israel.

Ông tuyên bố: (Theo tin chính thức của Thông Tấn Xã Iran,  IRNA)

     – Không chóng thì chày, cái “gai đáng ghét” Israel này sẽ bị quét sạch khỏi trung tâm Hồi Giáo thế giới.

Ông còn thêm:

    – Và chuyện đó sẽ phải đạt được.

      Ahmadinejad hứa không chỉ hủy giệt Israel mà còn quả quyết chắc với mọi người là một ngày gần đây cả Hoa Kỳ và Anh quốc cũng sẽ bị quét sạch.

Đến tháng 12, tiếp theo những lời tuyên bố đó  –cũng theo tin của hãng Thông Tấn Xã Iran IRNA –ông còn nói rằng câu chuyện “lò sát sinh” hồi xưa chỉ là huyền thoại và  cái “cục bướu” quốc gia Israel này phải được tái định cư lại ở Âu Châu và Bắc Mỹ.

ĐE DỌA TÂY PHƯƠNG 

Gần 25 năm trước, Hoa Kỳ là nước đầu tiên đã đối đầu với quân kháng chiến Hồi Giáo khi chế độ thân Tây Phương của hoàng gia Shah bị lật đổ và nhân viên tòa đại sứ Hoa Kỳ bị các tín đồ của Khomeini bắt làm con tin 444 ngày. Chế đô Cộng Hòa Hồi Giáo Iran được thành lập năm 1979 và từ đó nó trở thành cái gai trước mắt Hoa Kỳ.

 Từ đó Iran đã giúp cho Hồi Giáo nguyên thủy phát triển và trợ lực cho quân kháng chiến khủng bố liên tục tấn công Israel. Tổng Thống Ahmadinejad đã tuyên bố những lời đe dọa trên tại Hội nghị với chủ đề “Thế Giới không có Israel / The World without Zionism” tại Teheran, trong đó có đại diện của tổ chức Hamas,  tổ chức Hồi Giáo Jihad, tổ chức Bảo Vệ quốc gia Palestine là 3 tổ chức khủng bố. Ngoài ra còn có mặt của Tổng Hội Liên Hiệp sinh viên Hồi Giáo và hàng trăm sinh viên khác.

Những lời tuyên bố ghê gớm đó đã làm kinh hoàng thê giới ở chỗ, theo phỏng đoán của nhiều cơ quan tình báo các quốc gia khác nhau, là Iran  đã tiến hành chế tạo khí giới hạnh nhân như thách thức, bất chấp luật cấm của quốc tế.

Tổng Giám Đốc cơ quan Nguyên tử lực quốc tế Mohammed ElBaradei hôm 5 tháng 12 năm 2005 đã cho rằng  nhận xét của Israel về chương trình nguyên tử của Iran là chính xác, và chỉ ít tháng nữa là Iran sẽ có khí giới hạnh nhân.

Một khi đã có khí giới hạnh nhân trong tay thì Iran sẽ xử dụng nó để chống lại Israel. Iran cũng sẽ tấn công các căn cứ và những địa điểm cung cấp dầu của Hoa Kỳ tại Trung Đông. Vì thế chẳng có gì lạ là Benjamin Netanyahu, nguyên thủ tướng Do Thái đã kêu gọi phải có hành động ngay đối với Iran trước khi Iran dùng khí giới nguyên tử để tấn công Do Thái.

HỒI GIÁO  VÀ  THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG “KIÊU CĂNG  NGẠO MẠN” 

Trong khi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu chỉ chú trọng đến những việc trước mắt, phản ứng ngay lập tức về lời Tổng Thống Iran kêu gọi quét sạch Israel khỏi mặt địa cầu thì lại ít để ý đến những điểm quan trọng khác trong bài diễn văn của ông.

Đi ngược trở lại vào tháng 5 năm 1948, ngày Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho Israel lập quốc, Tổng Thống Iran đã quả quyết rằng “Thiết lập một chế độ và để nó chiếm đóng ngay Jerusalem là Tây Phương đã hành động chống lại thế giới Hồi Giáo. Chúng tôi đang tiến hành một chiến tranh lịch sử giữa Thế giới Tây Phương ‘kiêu căng ngạo mạn’ và thế giới Hồi Giáo. Loại chiến tranh này đã và đang tiến hành cả từ trăm năm nay”.

Chỉ một lời tuyên bố này cũng đủ cho ta thấy cái tầm mức quan trọng nguy hiểm   trong cách suy nghĩ của đại đa số dân ở Trung Đông. Tổng Thống Ahmadinejad không phải chỉ nói lên suy nghĩ riêng tư của ông ta, mà chắc chắn ông được sự yểm trợ của tất cả mọi người hiện diện trong hội nghị và sự ủng hộ rộng lớn hơn nữa của nhiều phe phái khác ở Iran.

Thêm vào đó, ông còn nói thay cho kháng chiến quân Hồi Giáo trên khắp thế giới mà nhiệm vụ chính của chúng là tiêu giệt Israel và chấm dứt sự hiện diện của Tây Phương ở Trung Đông, quét sạch những dân  không phải là Hồi Giáo, những kẻ chúng gọi là “dân ngoại đạo”.

CHUYỆN  GẦN  VÀ  CHUYỆN  XA 

Đa số dân Tây Phương như Hoa Kỳ và Anh Quốc thường chỉ để ý đến những chuyện gần và có vẻ hời hợt bề ngoài. Nhiều người  cứ tưởng rằng  Hồi Giáo gây khủng bố là vì chính quyền Bush, nhưng thực ra những rối loạn khó khăn hiện tại là vì lý do có từ cả hàng chục năm về trước và căn nguyên gốc rễ của những khó khăn rắc rối hiện nay bắt nguồn từ cả ngàn năm trước.

Trong khi thế giới Tây Phương chỉ nhìn vào những chuyện hiện tại gần đây thì ở Trung Đông người Hồi Giáo tìm về gốc rễ lịch sử của chính gia đình họ từ thời tiên tri Muhammad ở thế kỷ VII. Cuộc  Thánh Chiến của Âu Châu chống lại Hồi Giáo cả ngàn năm về trước đã gợi lại kỷ niệm làm cho tân quốc gia Israel, người Do Thái  bây giờ phải lo sợ.

Thử để ý đoạn diễn văn sau đây của Ahmadinejad  xem ông đi ngược dòng lịch sử bao xa: “ Trong cuộc chiến lịch sử này, tình trạng ở tiền tuyến đã thay đổi nhiều lần. Nhiều lúc Hồi Giáo rất chủ động, tiến lên và đã chiến thắng vinh quang trong khi Tây phương kiêu căng ngạo mạn đã phải tháo chạy. Nhưng buồn thay, từ 300 năm nay Thế giới Hồi Giáo đã thua Tây phương ngạo mạn…..

“Trong thời gian 100 năm về trước, bức  tường thành Hồi Giáo đã bị phá hủy và Thế Giới Tây Phương kiêu căng ngạo mạn đã biến cái chế độ hiện đang chiếm đóng Jerusalem thành cái cầu ngăn cản để thống trị thế giới Hồi Giáo…..Cái quốc gia xâm chiếm này (Israel) thực tế chính là tiền tuyến của thế giới Tây Phương kiêu căng ngạo mạn nằm ngay tại trung tâm Thế giới Hồi Giáo. Chúng đã thiết lập một pháo đài (Israel) rồi từ đó chúng mở rộng chiến dịch thống trị thế giới Hồi giáo”.

Khi nói “Tình trạng ở tiền tuyến” đã thay đổi nhiều lần là ông có ý ám chỉ lịch sử xung đột giữa Hồi Giáo và Kito giáo xẩy ra từ 1400 năm trước.

Đây là một viễn tượng trong lịch sử mà người dân Tây Phương khó có thể đồng ý chấp nhận được vì từ 40 năm nay họ đã ôm ấp một nền văn minh đa văn hóa ngày càng mở rộng. Lý thuyết căn bản của lý tưởng này là tất cả mọi người dân, không cần biết họ thuộc tôn giáo nào, văn hóa nào, đều có thể sống chung hòa bình bên nhau.

Lịch sử không thể chấp nhận tư tưởng này được, nhất là đoạn nói về Hồi Giáo và Kito giáo. Hai nền văn minh này đã liên tiếp đụng chạm đối nghịch nhau, bắt đầu ngay lúc mà Muhammad, vị sáng lập Hồi Giáo qua đời vào năm 632. Khi Hồi Giáo bắt đầu trải rộng qua Trung Đông và Bắc Phi thì nó đã xung đột với cả hai đế quốc Sassanid Ba Tư (Perse) và đế quốc Kito giáo ở Byzantium, một bộ phận của Đế quốc La Mã ở Đông Phương.

Đây là hai đế quốc siêu cường vào thời đó. Cả hai đã bị binh lực của Muhammad đánh bại chỉ trong vài năm sau khi Muhammad qua đời. Cuối cùng thì cả hai đã xụp đổ trong khi đế quốc Hồi Giáo cứ đà lan rộng ra.

MỘT ĐẾ QUỐC ĐI XUỐNG, MỘT ĐẾ QUỐC ĐI LÊN. 

Ngày xưa binh lực của Muhammad đã đánh bại hai siêu cường thời đó thì ngày nay những tín đồ của Muhammad cũng quyết chí phải làm được như vậy. Quân chiến đấu Hồi Giáo, gồm cả Osama bin Laden và những đồ đệ của ông đã đánh bại quân lực Sô Viết tại Afghanistan. Thất bại nặng nề này đã là một căn nguyên làm Đế quốc Sô Viết xụp đổ vào năm 1991.

Một siêu cường đã ra đi. Còn lại một siêu cường. Hoa Kỳ sẽ là siêu cường kế tiếp. Quân kháng chiến Hồi giáo hiện đang tăng cường sức mạnh, tin rằng họ sẽ đánh bại Thế Giới “Đại quỉ Satan”,  một danh xưng đã được Ayatollah Khomeini, vị sáng lập nền Cộng Hòa Hồi Giáo Iran đặt cho Hoa Kỳ.

Nhắc lại cho dân chúng những thành công trong quá khứ, Tổng Thống Iran Ahmadinejad đã kích động dân Hồi Giáo tiến lên để chiến thắng Israel và Tây Phương. “Khi đấng Imam kính mến của chúng ta (Khomeini) bắt đầu phát động phong trào lật đổ chế độ tham nhũng hoàng gia Shah thì tất cả các siêu cường đều ủng hộ nhà vua….và nói là không thể xẩy ra được. Nhưng quốc gia chúng ta vẫn đứng vững và bây giờ, đã 27 năm rồi, chúng ta vẫn đứng vững và độc lập, không lệ thuộc vào đế quốc Mỹ.

“Đức Imam Khomeini nói: ‘Sự thống trị của Đông phương (tức Liên Bang Sô Viết) và của Tây  phương (tức Hoa Kỳ) cần phải chấm dứt’”. Ông nhắc nhở mọi người rằng Sô Viết đã ra đi và Saddam Hussein mà Iran đang phải chiến đấu chống trả  cả 8 năm trời cũng phải ra đi. Sau đó, ông hứa “Cái chế độ hiện bây giờ đang chiếm đóng Jerusalem  cũng sẽ phải bị loại ra khỏi lịch sử”.

NHỮNG XUNG KHẮC VỀ ĐẤT THÁNH 

Dân Do Thái / Israel đang chiếm đóng vùng đất mà người Hồi Giáo trước đây đã từng thống trị cả hàng thế kỷ. Do đó họ không thể chấp nhận được, nhất là những người hoặc con cháu họ đã có thời từng sinh sống ở đó.

Nhưng Israel cũng cãi lại với dân Hồi Giáo là Kito giáo cũng đã từng chiếm đóng vùng đất này gần hết thế kỷ XII trong thời gian suốt 2 thế kỷ Thánh Chiến giữa Kito giáo và Hồi giáo.

Nhưng theo lịch sử thì vương quốc Jerusalem thuộc Kito giáo không kéo dài được lâu. Tướng Hồi Giáo Saladin đã đánh bại Kito giáo và lấy lại Jerusalem làm cho dân Hồi Giáo ngày nay hy vọng rằng sự hiện diện của Israel cũng như của Tây phương ở nơi đây hiện nay cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Hoa Kỹ phải có trách nhiệm vì đã ủng hộ Israel. và giúp Israel tồn tại. Còn Anh quốc là nước đã giúp Do Thái lập quốc tại phần đất mà hồi xưa là thuộc địa của Anh thì cũng có trách nhiệm như Hoa Kỳ vậy.

Thánh Chiến là một phần của những đụng chạm giữa hai nền văn minh Kitô giáo và Hồi giáo từ 1400 năm trước. Sau khi Hồi Giáo lan tràn qua Bắc Phi thì binh lực của Hồi giáo đã xâm lăng và thống trị Tây Ban Nha cả hàng trăm năm. Vào năm 732 , đúng 100 năm sau khi Muhammad chết thì Hồi Giáo đã vào đến tận cửa ngõ của Paris, nhưng ngay tại đó đã bị Charles Martel, tức ông nội của Charlemagne đánh bại trong trận Tours.

Ba thế kỷ sau, Giáo Hoàng Urban II kêu gọi dân Âu Châu phát động thánh chiến để lấy lai đất thánh ở Trung Đông. Nhưng đã bị thất bại. Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman đã chinh phục hầu hết miền Đông Nam Âu Châu và đã hai lần tính chiếm thành Vienna là trung tâm điểm của Âu Châu hồi bấy giờ.

Đúng như Tổng Thống Iran nhận định: Hồi Giáo đã không được khá mấy trong 300 năm sau cùng khi đế quốc Ottomam  từ từ bị đánh bật ra khỏi Âu Châu và sau đó các quốc gia Tây Phương đã đô hộ phần lớn thế giới Hồi Giáo. Điều này đã gây nên nhiều buồn phiền chán nản cộng thêm tình trạng kinh tế suy sụp trong xã hội lúc bấy giờ tạo ra cảnh nghèo đói và những tệ đoan xã hội khác khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

NHỮNG XUNG KHẮC MỚI 

Hòa bình sau những đợt xung khắc là tình trạng tự nhiên giữa hai tôn giáo này. Dân Âu Châu ngày nay thực ra khó có thể gọi là theo Kito giáo, nhưng tinh thần thế tục của họ đã xúc phạm đến dân Hồi Giáo. Do đó đụng chạm lớn xem ra sẽ khó có thể tránh được.

Thực sự, điều đó đã đang xẩy ra. Anh quốc và Tây Ban Nha đã bị quân khủng bố Hồi giáo đặt bom phá hoại trong hai năm qua.  Vào tháng 10 và 11 năm vừa rồi, hai thành phố của nước Pháp đã bị xáo trộn suốt đêm trong hai tuần lễ liền bởi đám trẻ di dân mà đa số là dân Hồi giáo vì đã không hòa giải được giữa tôn giáo của họ và tình trang thế tục của xã hội Pháp. Giới truyền thông báo chí thì đa số là những người đa văn hóa đã không chịu nhìn nhận yếu tố Hồi Giáo thực tế hiện đang xẩy ra.

Khi Tổng Thống Iran nói về “Thế giới kiêu căng ngạo mạn” là ông ám chỉ trước hết là Hoa Kỳ.  Sự ám chỉ này liên quan đến những sự kiện lịch sử của những thế kỷ đã qua, trước  khi Hoa Kỳ lập quốc. Điều đó, đối với ông ta, thì Hoa Kỳ đơn giản chỉ là một sự nối tiếp quyền lực Kitô giáo Âu Châu, thủ phạm đã gửi đoàn quân Thánh Chiến đến chiếm đất Thánh 1000 năm trước.

Sau biến cố 9/11, Tổng Thống Bush dùng chữ “Thánh Chiến” (Crusade) chỉ làm nổi bật  thêm sự đe dọa của tây Phương thôi. Đối với chúng ta, tiếng đó chỉ có nghĩa là một kế hoạch hăng say đầy nhiệt huyết mà thôi. Nhưng đối với họ, nó có nghĩa chiến tranh Kito giáo đi chinh phục chiếm lại đất Thánh của Hồi Giáo.

KẾT LUẬN:  

RỒI SẼ KẾT THÚC Ở ĐÂU ? 

Vậy thì những va chạm giữa hai tôn giáo rồi sẽ ra sao? Kết quả của sự đụng chạm giữa hai nền văn minh này đã được nói đến từ cả ngàn năm trước trong kinh thánh.

Cựu Ước sách Daniel có nói tiên tri về ngày tận cùng ấy: Ngày ấy, “Vua ở phương Nam” sẽ nổi lên chống lại “Vua ở phương Bắc”, và Vua phương Bắc sẽ phản ứng chống lại mãnh liệt và xâm chiếm Trung Đông, ở đó “nhiều quốc gia sẽ bị lật đổ”.(Daniel 11:40).

Các vua phương Nam và phương Bắc thời đó là những thủ lãnh của các vương quốc đầy quyền uy ở phía Bắc và phía Nam Jerusalem, tức triều đại Seleucid và Ptolemaic.  Hai vương quốc này đă chia nhau phần lớn đế quốc của Alexander Đại Đế. Vương quốc Seleucid ở phương Bắc với nền văn hóa Hellenistic sau cùng đã bị xát nhập vào đế quốc La Mã gốc Âu Châu, còn vương quốc Ptolemaic dần dần, tiếp theo thời kỳ La Mã, cũng bị xát nhập vào thế giới Hồi Giáo.

Chiến tranh liên tục giữa hai vương quốc luôn luôn kèn cựa nhau này đã ảnh hưởng rất xâu đậm đến dân tộc Do Thái là dân lúc bấy giờ đang sống trong đó. Tương tự như vậy, xung đột giữa  các siêu cường hiện nay là những siêu cường con cháu của những siêu cường thời xưa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tân quốc gia Do Thái Israel bây giờ và sẽ biến đổi thế giới  chúng ta mãi mãi.

Chúng ta, có ai đã sẵn sàng cho ngày ấy chưa?  Ngày tận thế !

Pace Gardens, Pace Islands

Florida 28-8-2006

Tác giả: Nguyễn Tiến Cảnh, MD.

Posted in Uncategorized | Tagged , , , | Leave a comment